Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp chủ động, linh hoạt trong giảng dạy nội dung chương trình lớp 4 nhằm giảm bớ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong những năm đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa (SGK) mới, giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy lớp Bốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thực hiện nội dung và phương pháp dạy học. Bởi chương trình lớp Bốn quá nặng so với mức độ tiếp thu của các em. Mặt khác ở lớp Bốn Tự nhiên xã hội bắt đầu được phân ra thành các phân môn: Khoa học; Lịch sử- Địa lý nên việc học của các em cũng gặp nhiều khó khăn vì các em bắt đầu phải làm quen với các sự kiện Lịch sử, biểu tượng Địa lý hay một khái niệm về Khoa học,

    Ngày 13 tháng 02 năm 2006 Bộ DG&ĐT đã ban hành công văn số 896 về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho HS Tiểu học. Trong những năm học 2006-2007; 2007-2008, GV vẫn chưa nắm bắt được hết tinh thần của công văn này, đồng thời các văn bản hướng dẫn của cấp trên cũng chưa được cụ thể hoá nên GV cũng chưa mạnh dạn trong việc điều chỉnh nội dung, thời lượng cũng như phương pháp dạy học. Hầu hết GV và một bộ phận CBQL cấp cơ sở chưa thực sự nắm bắt được thế nào là “chuẩn” vẫn xem chương trình mới là pháp lệnh thường dạy học, đánh giá giờ dạy theo SGK và phân phối chương trình. Vì GV xem nôị dung chương trình SGK như là chuẩn kiến thức- kỹ năng (KT-KN) cho tất cả các đối tượng, cố làm sao cho tất cả HS đều nắm hết được nội dung SGK nên việc dạy học dễ dẫn đến tình trạng “quá tải” gây chán nản cho HS và bức xúc cho xã hội. Bên cạnh đó có một số GV còn đưa vào tiết học cả những kiến thức không phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. Phần lớn bài học ở tất cả các môn của lớp 4 vừa khó, vừa dài trong khi quỹ thời gian thì có hạn. Tình trạng đó đã làm cho HS mệt mỏi, sợ học, chán học. Không ít GV đã dựa hẳn vào nội dung SGK và SGV hoặc thiết kế bài giảng sẵn để áp dụng cho việc dạy học của mình. Chính vì thế kết quả dạy - học chưa cao.

    Trong hai năm học gần đây (2008- 2009; 2009- 2010) việc dạy học ra sao để vừa phù hợp với đối tượng dạy học vừa đảm bảo chuẩn KT-KN của chương trình theo QĐ 16/ 2006/ Bộ DG& ĐT được các cấp, các ngành chỉ đạo sát sao hơn, cụ thể hơn. GV đứng lớp đã mạnh dạn tự chủ, sáng tạo vận dụng công văn 896 vào dạy học. Việc tự chủ trong nội dung và phương pháp dạy học đòi hỏi ở GV phải xác định rõ những nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học trong SGK, chuẩn KT-KN của bài học đến đâu, để xác định mức độ cần đạt cho HS lớp mình làm cho bài học không quá dài, không khó. Để làm được việc đó, đòi hỏi mỗi GV cần phải đầu tư nhiều thời gian công sức nghiên cứu thiết kế nội dung, phương pháp sao cho phù hợp với học sinh lớp mình; vừa không bỏ rơi HS yếu, hỗ trợ cho các em vươn lên đạt trình độ “chuẩn” vừa tạo cơ hội cho HS có năng khiếu được phát triển. Làm được như thế thì không bị sức ép vì thiếu thời gian, tiết học không bị quả tải, không khí lớp học bớt nặng nề, căng thẳng, HS tự tin hứng thú học tập hơn.

    Tự chủ về nội dung và phương pháp dạy học là việc tôi và các đồng nghiệp đã và đang thực hiện nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Đây là một quá trình thể nghiệm lâu dài trong suốt cả năm học thậm chí trong nhiều năm để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Trong phạm vi đề tài này tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể ở một số bài học, một số tuần, . mà tôi đã thực hiện trong những năm học qua và đã gặt hái được những kết quả đáng kể.

    -----------------------------------------------------------

    -----------------------------------------------------------

    -----------------------------------------------------------



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...