Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp cho vận tải đường biển của Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời giới thiệu

    Cùng với xu thế hội nhập của đất nước, ngành ngoại thương ngày càng đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam dần có mặt trên khắp các thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ Có được điều đó là nhờ sự góp sức của ngành vận tải, vì thế vai trò của ngành vận tải trong ngoại thương là rất quan trọng đối với thương mại quốc tế và nền kinh tế của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập hiện nay.

    Ở nước ta, với đặc điểm địa lý đường bờ biển dài gần 3.400km và thông qua nhiều đại dương, nên hình thức được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu là vận tải đường biển. Với các điều kiện thuận lợi trên thì chúng ta có ưu thế vượt trội so với các nước khu vực trong lĩnh vực vận tải đường biển. Tuy vậy một thực tế đáng buồn là đội tàu biển Việt Nam vẫn không phát huy được ưu thế này, theo thống thì các hãng tàu Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần trong nước và chưa tạo được uy tín trong ngành hàng hải thế giới. Qua việc tìm hiểu vấn đề trên, nhóm Long Beach thực hiện đề tài “ Thực trạng và giải pháp cho vận tải đường biển của Việt Nam” nhằm giúp các bạn có những cái nhìn sâu sắc vấn đề và đề xuất các giải pháp mà theo nhóm thấy là cần thiết nhất.

    Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy và các bạn.

    Nhóm Long Beach






    Chương I .ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN


    Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên. Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:

    - Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.

    - Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế

    Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:

    + Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.

    + Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng.

    Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế.

    * Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế.

    * Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.

    * Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.

    * Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.

    Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển.

    * Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá

    * Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.

    * Phương tiện vận chuyển:

    - Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự.

    - Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn.



    Mục lục

    Lời giới thiệu . 1

    Chương I .ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN 2

    1. Cơ cấu các đội tàu biển đang hoạt động tại Việt Nam . 3

    2. Thực trạng cảng biển và trang thiết bị phục vụ ngành biển: 7

    Chương II . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VẬN CHUYỂN TÀU BIỂN Ở VIỆT NAM 11

    2.1 Các quy định về mặt pháp lý của nhà nước: . 11

    2.2 Cơ chế tài chính cho doanh nghiệp vận tải biển nhà nước 13

    2.3 Cước phí: . .15

    2.4 Cơ sở vật chất: 18

    2.5 Môi trường kinh doanh: 21

    Chương III. THỰC TRẠNG TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM .23

    3.1. Thách thức chung cho toàn ngành vận tải biển: 23

    3.2. Thách thức từ thực tế nền kinh tế Việt Nam: 31

    3.3. Bỏ sân nhà đá sân khách .33

    Chương IV. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ .34

    4.1. Hỗ trợ từ phía nhà nước 34

    4.2. Hướng đi cho Doanh nghiệp vận tải : 40

    Kết luận . 47
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...