Luận Văn Thực trạng và giải pháp cho tình trạng cạnh tranh tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    hực trạng và giải pháp cho tình trạng cạnh tranh tại Việt Nam

    Mở đầu
    Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng,vấn đề toàn cầu hoá thường xuyên được nhắc tới.Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.Đối với Việt nam –một nước đang phát triển,hiện gặp rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp phát triển kinh tế thì xu thế toàn cầu hoá và hội nhập vừa là thách thức,vừa là cơ hội.


    Chương I : Hội nhập và vấn đề toàn cầu hoá


    I - Khái niệm cơ bản:
    Toàn cầu hoá chính là quá trình thâm nhập lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc mà ở đó có sự kế thừa những tinh hoa của sự phát triển và sự đào thải những mặt lạc hậu,trì trệ,lỗi thời ngăn cản quá trình phát triển của quốc gia và dân tộc đó.Xét về mặt bản chất,toàn cầu hoá chính là quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất không chỉ ở mực độ hay phạm vi của một quốc gia mà đang lan rộng ra trên bình diện khu vực và thế giới.
    Quá trình toàn cầu hoá dưới chủ nghĩa tư bản như hiện nay là một nấc thang trong sự vận động và phát triển nói chung của chủ nghĩa tư bản.Khi mà sự phát triển của lực lưọng sản xuất xã hội đạt đến trình độ cao đặt ra yêu cầu về một quan hệ sản xuất không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia mà là trên phạm vi toàn cầu.Mặc dù quá trình toàn cầu hoá chịu sự chi phối của chủ nghĩa tư bản hiện đại,nhưng lực lượng tham gia toàn cầu hoá không chỉ có các nước tư bản phát triển mà còn có cả nhiều nước theo đuổi mục tiêu độc lập dân tộc và trung lập cùng các nước phát triển theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.Quá trình toàn cầu hoá không chỉ bao hàm sự hợp tác mà còn tồn tại cả sự đấu tranh khốc liệt giữa các quốc gia có trình độ phát triển và lợi ích kinh tế khác nhau.
    Toàn cầu hoá là một quá trình tiệm tiến.Xét về mặt lịch sử thì toàn cầu hoá không chỉ diễn ra trong thời đại ngày nay mà nó đã được bắt đầu ngay ngay sau khi chủ nghĩa tư bản xác lập được địa vị thống trị và tiến hành sản xuất tư bản chủ nghĩa.Quá trình toàn cầu hoá hiện nay được biểu hiện thông qua quá trình khu vực hoá và liên kết giữa các khu vực,thể hiện thông qua các liên minh kinh tế và diễn đàn hợp tác kinh tế như liên minh châu Âu (EU) , Hiệp hội các nước sản xuất dầu lửa châu Phi(APPA),Tổ chức thống nhất châu Phi(OAU),Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ(OPEC),Liên đoàn Arập (UMA),khối thị trường chung Nam Mỹ(MERCOSUR),khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ(NAFTA),hiệp hội các quốc gia Đông Nam á(ASEAN)khu vực mậu dịch tự do Nam á(SAFTA), diễn đàn hợp tác châu á thái bình dương (APEC) Ba tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc định ra xu hướng vận động và qui định tính chất của quá trình toàn cầu hoá là quĩ tiền tệ quốc tế (IMF)và tổ chức thương mại thế giới(WTO),và ngân hàng thế giới(WB).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...