Luận Văn Thực trạng và giải pháp cho hoạt động PR của doanh nghiệp Việt tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Đối với thế giới, quan hệ công chúng – Public Relations (PR) đã không còn là khái niệm mới và các công ty nước ngoài từ lâu đã coi PR như một công cụ hữu hiệu để củng cố vị thế sản phẩm trong lòng công chúng. Việt Nam đã qua thời doanh nghiệp coi PR như một thứ công cụ quá xa xỉ. Có những công ty Việt Nam đã dám dành cho PR tới 1/3-1/4 tổng chi phí quảng cáo. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng hiểu được điều đó và tình trạng chung hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam là vẫn chưa lưu tâm đến vấn đề này với một thái độ chín chắn và am hiểu. Theo thực tế thì nếu làm PR một cách hiệu quả thì thị trường Việt Nam hiện nay quả là một mảnh đất màu mỡ để khai thác.
    Thị trường Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng nghịch lý đáng buồn là các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa khai thác hết tiềm năng của nó. Doanh nghiệp thì nói rằng tại người Việt Nam có xu hướng “sính ngoại” nên cái gì cũng xài đồ ngoại hết. Ví dụ như ngay tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) này, là vựa lúa nhất nhì của cả nước, là vựa trái cây không kém cạnh với bất cứ vùng nào khác, thế mà hỏi gạo ngon thì chọn gạo Thái (gạo của thái Lan), trái cây ngon cũng trái cây Thái như xoài Thái, dưa hấu Thái, ngay cả chôm chôm (một đặt sản trái cây của vùng ĐBSCL) cũng là chôm chôm Thái Câu hỏi đặt ra là “Tại sao đại đa số người tiêu dùng Việt Nam lại không thích dùng hàng Việt Nam?”. Điều này cũng có rất nhiều lý do liên quan đến việc trả lời cho câu hỏi tại sao này.Trong khi đó, người tiêu dùng thì phản ứng ngược chiều lại là “do hàng Việt dở quá”, “chất lượng tệ hại”, “không bảo hành đàng hoàng” nên không muốn mua.
    Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam nên nhìn nhận vấn đề này ở một góc độ nghiêm túc hơn. Nếu đã làm PR cho hàng Việt thì phải làm cho đến nơi đến chốn, trường kỳ và kiên nhẫn với nó. Làm với một thái độ coi trọng đạo đức nghề nghiệp của ngành PR và lấy lợi ích của người tiêu dùng làm thước đo cốt yếu.
    Để đi sâu vào tính nghiêm túc của vấn đề được đưa ra ở trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động PR của doanh nghiệp Việt tại ĐBSCL” làm đề tài nghiên cứu. Để phân tích và chỉ ra những yếu kém cụ thể về công tác này giúp doanh nghiệp nhìn nhận chính xác hơn tầm quan trọng của công tác “quan hệ cộng đồng” trong việc quảng bá hình ảnh “Hàng Việt” ở thị trường trong nước. Từ những đánh giá khách quan này, hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam sớm tìm ra các giải pháp thích hợp để PR hàng Việt được phát triển đúng tầm vóc của nó ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng.
    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Mục tiêu chung.

    Tìm hiểu thực trạng và những yếu kém của hoạt động PR của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như những tiến bộ đạt được. Từ đó đưa ra hướng đi hiệu quả cho các doanh nghiệp PR hàng Việt tại ĐBSCL.
    2. Mục tiêu cụ thể.
    - Tìm hiểu thực trạng hoạt động PR của các doanh nghiệp Việt Nam tại ĐBSCL nói riêng và ở cả nước nói chung.
    - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PR của các doanh nghiệp Việt Nam ở ĐBSCL.
    - Phân tích những yếu kém cũng như những tiến bộ mà các doanh nghiệp Việt Nam đạt được trong lĩnh vực hoạt động này.
    - Đề ra các giải pháp để giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận chính xác hơn tầm quan trọng của hoạt động PR trong việc quảng bá hình ảnh “Hàng Việt” ở thị trường trong và ngoài nước.

    3. Phạm vi nghiên cứu.
    3.1. Phạm vi về không gian

    Phạm vi hoạt động PR của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường ĐBSCL.
    3.2. Phạm vi về thời gian
    Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp bằng cách thu thập thông tin từ các nghiên cứu khoa học, các báo, tạp chí chuyên ngành, các trang web kinh tế, các tạp chí có liên quan đến hoạt động PR của doanh nghiệp Việt Nam từ 2007 – 2011.
    Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2010 đến tháng 01/2011.
    3.3. Phạm vi về nội dung:
    Thực trạng và giải pháp cho hoạt động PR của doanh nghiệp Việt ở ĐBSCL.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Hoạt động PR cần một hành lang pháp lý.
    http://vietbao.vn/Kinh-te/Hoat-dong-PR-can-mot-hanh-lang-phap-ly/20343485/47/
    2. Những sai lầm trong hoạt động PR
    http://www.lantabrand.com/cat1news4497.html
    3. Tương lai nghề PR
    http://www.publicrelations.vn/blog/vietnamese/tuong-lai-cua-nghe-pr.html
    4. Nhu cầu PR ở VIệt Nam sẽ tăng nhanh
    http://lbs.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1006:nhu-ce1baa7u-pr-e1bb9f-vie1bb87t-nam-se1babd-tang-nhanhnhu-ce1baa7u-pr-e1bb9f-vie1bb87t-nam-se1babd-tang-nhanh&catid=43:quan-h-cong-chung&Itemid=76
    5. Lập kế hoạch thực hiện chương trình PR
    http://www.marketingchienluoc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2607:lp-k-hoch-thc-hin-chng-trinh-pr&catid=39:articles&Itemid=12
    6. Trăn trở nghề PR
    http://www.tapchithanhnien.org.vn/default.asp?m=27&v=2&item=14288
    7. PR ở Việt Nam và những hạn chế
    http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1555&Itemid=14
    8. Đánh giá kết quả chương trình PR
    http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1554&Itemid=14
    9. Tập đoàn Tân Hiệp Phát
    http://doanhnhanvietnamonline.com/thong-tin-doanh-nghiep/tap-doan-tan-hiep-phat.html
    10. Khai thác hiệu quả thị trường trong nước
    http://doanhnhanvietnamonline.com/thong-tin-doanh-nghiep/tap-doan-tan-hiep-phat.html
    11. Xúc tiến thương mại kích cầu thị trường trong nước
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=55&article=144046
    12. Hàng Việt Nam cần sự ủng hộ của người tiêu dùng
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=183&article=160921
    13. Chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=183&article=162351
    14. Tọa đàm doanh nghiệp hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=183&article=164503
    15. Xi-măng Cẩm Phả khẳng định thương hiệu Việt
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=183&article=168301
    16. Cách nào để kích cầu nội địa?
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=183&article=172632
    17. Chiếm lĩnh thị trường bằng chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=183&article=176145
    18. Xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=183&article=179129
    19. Văn hóa kinh doanh
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=183&article=159924
    20. Bao giờ nông sản Việt lên ngôi?
    http://nhanhieuviet.gov.vn/viet-trademark-nhan-hieu-viet-vietnamese-top-trademarks.gplist.39.gpopen.1731.gpside.1.gpnewtitle.theo-nhan-hieu-viet.asmx
    21. Chiếm lĩnh thị trườngbằng chất lượng sản phẩm
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=183&article=183644
    22. “Thương hiệu” VINAMILK - Bài học dùng hàng Việt nhìn từ hai phía
    http://hangviet.vtv.vn/Y-kien-nguoi-tieu-dung/1/%E2%80%9CThuong-hieu%E2%80%9D-VINAMILK-Bai-hoc-dung-hang-Viet-nhin-tu-hai-phia/988/
    23. Từ kết quả điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao 2008
    http://www.hvnclc.com.vn/webhvnclc/data/news/2008/1/1808/1%20ngang%20suc.htm
    24. Mỹ phẩm Việt: Con đường tìm lại vị thế một thời
    http://hangviet.vtv.vn/Y-kien-nguoi-tieu-dung/1/My-pham-Viet-Con-duong-tim-lai-vi-the-mot-thoi/1009/
    25. Hàng hóa ở nông thôn: khi tâm lý vẫn đang là rào cản
    http://hangviet.vtv.vn/Y-kien-nguoi-tieu-dung/Y-kien/1/Hang-hoa-o-nong-thon-khi-tam-ly-van-dang-la-rao-can/958/
    26. Dân ĐBSCL trước gánh nặng tiêu dùng, y tế, học hành
    http://tuanvietnam.net/2010-05-15-dan-dbscl-truoc-ganh-nang-tieu-dung-y-te-hoc-hanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...