Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cải các hành chính vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế-xã hội của riêng đất nước ta mà còn tạo môi trường liên kết với các quốc gia trên thế giới, các hoạt động kinh tế, văn hoá toàn cầu. Ở Việt Nam, cải cách hành chính không chỉ đơn giản nhằm giảm phiền hà, tinh giản thủ tục hành chính mà còn tạo môi trường thông thoáng, tạo đà cho sự phát triển nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau của đất nước, trong đó thể hiện ở việc góp phần không nhỏ vào phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nước và nước ngoài. Cải cách hành chính không tách rời sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Mục tiêu cải cách hành chính không nằm ngoài mục tiêu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ. Cải cách hành chính được tiến hành đồng bộ cảở các mặt: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính và chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở.

    Công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam vừa mang tính chất khoa học, liên quan đến nhiều mặt phải giải quyết đồng bộ, vừa là cuộc đấu tranh khó khăn phức tạp, lâu dài, đụng chạm tới lợi ích cục bộ, ngành, cục bộđịa phương và lợi ích cá nhân. Đây không chỉ là công việc của hệ thống hành chính nhà nước mà phải có sự lãnh đạo thường xuyên và trực tiếp của Đảng; phải có vai trò tích cực gương mẫu của các tổ chức nhằm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, cũng như giám sát các cơ quan, cán bộ cụng chức trong việc chấp hành thủ tục hành chính và quy chế công vụ đã ban hành. Người dân sẽ cảm nhận hiệu quả của việc cải cách hành chính từ chính khả năng, thái độ làm việc của cán bộ, công chức hành chính, những người trực tiếp đúng vai trò quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính. Cho nên, không chỉ là cải tạo cơ sở vật chất, loại bỏ thủ tục rườm rà không cần thiết, làm trong sạch bộ máy hành chính ., cải cách hành chính còn là việc nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ và tư tưởng cho bộ máy nhân sự trong các cơ quan hành chính.

    Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

    Chương I: Cơ sở lý luận và cải cách hành chính

    Chương II: Đánh giá thực trạng cải cách hành chính Nhà nước

    Chương III: Giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...