Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp cải cách hành chính ở các địa phương trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu chung

    I. Lời Nói Đầu
    Vấn đề cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã trở thành một vấn đề hết sức cấp bách và trọng yếu của đất nước trong công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
    Trong nhiều năm nay, để tăng cường năng lực quản lý của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta chủ trương cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, toàn diện.Cải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là việc làm không đơn giản, đòi hỏi trong quá trình cải cách hành chính phải tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác tập trung giải quyết từng bước các vấn đề để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiều sâu.
    Với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, lần đầu tiên trong quá trình cải cách, Chính phủ có một chương trình có tính chiến lược, dài hạn, xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Chương trình tổng thể sẽ là công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính.
    II) Tổng quan về chương trình tổng thể cải cách hành chính
    1. Nội dung của cảI cách hành chính
    a) Cải cách thể chế hành chính
    Những năm qua, Chính phủ tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế phục vụ trực tiếp cho cải cách hành chính. Chú trọng xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành số lượng lớn nghị định hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đến hết tháng 4-2005, Chính phủ đã trình Quốc hội 49 dự án luật, qua đó đã tạo cơ sở vững chắc cho cải cách thể chế, kết hợp giữa cải cách lập pháp và cải cách hành chính. Các luật đã thể hiện rõ các quan điểm, các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, giảm sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan nhà nước vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và hoạt động của các doanh nghiệp, giảm bớt cơ chế xin - cho. Nhờ vậy, nước ta được thế giới xem như một nước có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, là một trong nhóm các quốc gia có tốc độ cải cách nhanh. Chính quyền các địa phương tăng cường công tác cải cách thể chế, ban hành các văn bản theo thẩm quyền để thi hành các thể chế do Trung ương quy định và cụ thể hóa việc thực hiện vào điều kiện cụ thể của từng địa phương trong thu hút đầu tư, xây dựng khu công nghiệp, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, phân cấp, ủy quyền cho các sở và cấp huyện trên nhiều lĩnh vực . Tiếp tục làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan trong hệ thống hành chính, loại bỏ dần sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ và bước đầu phân biệt rõ hoạt động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.
    Thể chế quan hệ giữa nhà nước với nhân dân tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Nổi bật là việc lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng. Tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước. Xử lý các hành vi trái pháp luật của cơ quan và cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ. Tăng thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân. Thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, cơ chế "một cửa", công khai ngân sách, tài chính, đấu thầu, thanh tra nhân dân . Điều đó góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia và giám sát các hoạt động của chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức các cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...