Luận Văn Thực trạng và gải pháp trong cho vay của ngân hàng chính sách xã hội việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GẢI PHÁP TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 4
    1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội. 4
    1.2 . Đặc điểm của ngân hang chính sách xã hội . 4
    1.3. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội . 5
    1.4 Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. 5
    1.5 Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội 7
    1.6. Chức năng Ngân hàng Chính sách xã hội 9
    PHẦN 2 :TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 10
    2.1.Giới thiệu về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 10
    2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Chính sách xã hội 10
    2.1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng chính sách xã hội 11
    2.2.Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. 13
    2.3 Lợi ích hoạt động cho vay của ngân hang chính sách xã hội trong thời gian qua. 17
    PHẦN 3 :THỰC TRẠNG VÀ GẢI PHÁP TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM . 21
    3.1Thực trang và những khó khăn trong hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam hiện nay. 21
    3.2.Những vấn đề bất cập trọng hoạt động cho vay và nguyên nhân dẫn đến những bất cập. 23
    3.3. Giai pháp và định hướng hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 25
    KẾT LUẬN 29

    LỜI MỞ ĐẦUTừ khi nền kinh tế hàng hóa được hình thành đến nay các hoạt động trong nền kinh tế luôn gắn liền với một thứ được gọi là “ Tiền ”.Tiền với nhiều hình thái khác nhau , được mọi người tin tưởng và được xem là vật trao đổi ngang giá . Bởi vì tiền được xem là vật ngang giá ,là một loại hàng hóa đặc biệt nên cần có một loại hình kinh doanh đặc biệt đó là “ ngân hàng ” .Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tếvà là một định chế tài chính trung gian mà bất kì một quốc gia nào cũng phải có .Nói đơn giản ,Ngân hàng thực chất là một doanh nghiệp nhưng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là: kinh doanh tiền tệ và tín dụng . Ngân hàng thực hiện các hoạt động luân chuyển tền tệ trong nên kinh tế , huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại.Theo chức năng người chia ngân hàng thành hai loại : Ngân hàng trung gian và Ngân hàng trung ương .
    Ngân hàng trung gian là một trung gian tín dụng ,là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khăn hiếm. Hoạt động của ngân hàng trung gian nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận .Hầu hết các ngân hàng trung gian đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận . Khác hẳn với ngân hàng trung gian, ngân hàng Nhà nước (ngân hàng trung ương) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân hàng Nhà nước duy nhất, có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều ngân hàng trung gian, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế.
    Ở nước ta hiện nay .Trong số các ngân hàng trung gian đang hoạt động ,có một số các ngân hàng trung gian hoạt động trong nền kinh tế nhưng mục đích hoạt động không phải vì mục tiêu lợi nhuận như các ngân hàng thương mai đó là các “Ngân hàng đặc biệt ” .Các Ngân hàng này hoạt động chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và hoạt động theo một số mục tiêu mà nhà nươc đặt ra .Ngân hàng chính sách xã hội chính là một loại hình ngân hàng đặc biệt ở nước ta .Việc tìm hiểu và phân tích hoạt động Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam mong rằng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức cũng như mục đích hoạt động của loại hình Ngân Hàng này và hiểu được tầm quan trọng của loại hình ngân hàng này đối với nhà nước và người dân đặc biệt là người nghèo .
    PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội.Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là
    phục vụ nguời nghèo, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các ngân hàng chính sách xã hội không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng trên. Chính vì thế, ngân hàng chính sách xã hội không phải là mộtngân hàng thương mai hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và không đáp ứng các tiêu chí trong hoạt động kinh doanh thương mại
    Ngân hàng chính sách xă hội là Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, sử dụng một phần nguồn tài chính của nhà nước. Do vậy, Ngân hàng này phải có sự hiện diện của một số cơ quan nhà nước có liên quan để tham gia quản trị Ngân hàng, hoạch định các chính sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tư đối với các khu vực, các đối tượng từng thời kỳ do chỉ định của Chính phủ.
    1.2 . Đặc điểm của ngân hang chính sách xã hội .Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, vì mục tiêu chủ yếu là xoá đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay của NHCSXH thấp hơn lãi suất của NHTM.
    Các mức lãi suất ưu đãi do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ,những tổn thất trong cho vay, sau khi bù đắp bằng quĩ dự phòng, chi phí hoạt động của NHCSXH sẽ được bù đắp bởi nguồn ngân sách của chính phủ .Như vậy đây là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay) song nguồn chi ngân sách hàng nămmột phần do nhà nước cấp cho hoạt động của NHCSXH.
    Ngoài nguồn vốn chủ yếu là nhận từ nhà nước NHCSXHcòn nhận vốn uỷ thác của chính quyền địa phương như các quỹ tín dụng hay quỹ từ thiện cho người nghèo của nhà nước , các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chứcphi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn dối với hộ nghèo và các đối tuợng chính sách khác.
    Quyền quyết định thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các thành viên chuyên trách thuộc các cơ quan của Chính phủ .Các quyết định thu chi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính sách đều được các thành viên thuộc cơ quan nhà nước thông qua .Ngân hàng chính sách còn được xem như một bộ phận không thể thiếu của nhà nước ta ,thực hiện và chịu trách nhiệm về việc hỗ trợ cho người nghèo thay cho nhà nước .
    1.3. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.Hoạt động của NHCSXHlà không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXHcó vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.
    Hoạt động của NHCSXHđang từng bước được xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXHtừ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc "xóa đói giảm nghèo".
    Nhiệm vụ của NHCSXH là sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nuớchuy động để phục vụ các dối tuợng là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các dối tuợng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, di lao động có thời hạn ở nuớc ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã dặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhằm góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn dịnh xã hội
    1.4 Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam phục vụ các đối tượng sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...