Báo Cáo Thực trạng và đề xuất giải pháp tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cây đậu tương rau (Glycine max (L.) có nguồn gốc Trung Quốc, còn được gọi là đậu lông (Mao dou), có đặc điểm quả và hạt kích thước lớn, thu hái, sử dụng lúc quả còn xanh. Tại Nhật Bản, từ thế kỷ XIII, người ta đã biết sử dụng đậu tương rau như là món ăn phổ biến và độc đáo, còn được biết đến với tên gọi đậu bia (beer bean). Theo tác giả Elulcljavien, đậu tương rau là nguồn thực phẩm phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan đặc biệt là Nhật Bản. Một số nghiên cứu cũng đã kết luận, đậu tương rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm: Protein, Lipid, Canxi, Caroten, vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin A Vitamin C với hàm lượng cao hơn các loại rau khác, đặc biệt có vị ngọt và hương vị đặc sắc do thành
    quả có đường Sucarose, Glucose, axit glutamic và Analine [3].
    Trên thế giới, khi nói đến vai trò của cây đậu tương rau, tại hội nghị quốc tế lần thứ hai tổ chức vào ngày 10-12 tháng 8 năm 2001 tại Washington – Mỹ, đã khẳng định: trồng đậu tương rau có lợi nhiều mặt: “Có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng con người, tăng thu nhập cao cho người nông dân nghèo, thúc đẩy công ăn việc làm và ngành nghề nông thôn”. Nhờ thời gian sinh trưởng ngắn, nó thích hợpcho việc sắp xếp hệ thống cơ cấu cây trồng trong năm và duy trì độ mầu mỡ của đất [3].
    Ở Việt Nam, đậu tương rau đã được sản xuất thử tại tỉnh An Giang từ năm 1994; ở các tỉnh phía Bắc đã có một số nghiên cứu, thí nghiệm về đậu tương rau tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vào các năm 1995 – 1996 [4, 5]. Đến nay, đậu tương rau đã được trồng tập trung với diện tích từ một đến vài chục hecta tại các tỉnh như An Giang, Lâm Đồng, Hải Dương, Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất cũng bộc lộ một số khó khăn như:
    Thứ nhất, thị trường tiêu thụ đậu tương rau không ổn định, giá cả biến động nhiều. Người sản xuất thiếu thông tin về nhu cầu số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau phụ thuộc vào một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản.
    Thứ hai, chúng ta chưa chủ động được nguồn giống, các giống đậu tương rau được trồng chủ yếu nhập từ Đài Loan, giá giống lại cao nên việc mở rộng sản xuất trong thời gian qua là hạn chế.
    Thứ ba, có nhiều nghiên cứu về điều kiện canh tác, kỹ thuật thâm canh, biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất, mối liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ đậu tương rau còn hạn chế.


    1.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đậu tương rau, chuyên đề đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng sản xuất đậu tương rau trong thời gian tới.
    1.2. Mục tiêu cụ thể
    ã Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất đậu tương rau tại các vùng nghiên cứu.
    ã Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất.
    ã Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất đậu tương rau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...