Luận Văn Thực trạng và đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ TÂY:

    PHẦN II
    THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ TÂY:

    I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ TÂY:
    Ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây là một trong những chi nhánh của ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam. Tiền thân của nó là phòng đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập ngày 1-6-1990. Cũng giống như các chi nhánh khác trực thuộc ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam, toàn bộ hệ thống ngân hàng Đầu tư & phát triển bên cạnh việc kinh doanh tổng hợp như những ngân hàng thương mại khác còn tham gia vào cho vay đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước đề ra. Chính vì vậy, để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển không chỉ căn cứ vào lợi nhuận mà còn phải căn cứ vào các đóng góp của nó thông qua việc cho vay đầu tư phát triển đối với kinh tế địa phương. Kể từ năm 1998 đến nay, ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây đã cho vay trên dự án đầu tư với tổng số vốn là 389.968 triệu đồng. Hầu hết các dự án đầu tư do ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây cho vay đều đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Điển hình trong những dự án phát huy hiệu quả tốt có các dự án của công ty xi măng Tiên Sơn, công ty thực phẩm Hà Tây, nhà máy cơ khí Sơn Tây, công ty du lịch Ao Vua .
    I.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây:
    Ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây có bộ máy gọn nhẹ, tinh giảm nhìn chung đủ các phòng ban cần thiết đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của mình.
    Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây là 85 người, trong đó bao gồm một chi nhánh trực thuộc và tám phòng nghiệp vụ, hai phòng giao dịch với các bàn tiết kiệm ở thị xã Hà Đông và thị xã Sơn Tây. Trụ sở chính của ngân hàng đóng tại 197 đường Quang Trung - thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây như sau:I.2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay đối với ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây:
    I.2.1. Thuận lợi:
    - Trung tâm giao dịch thanh toán của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây nằm ở thị xã Hà Đông gần sát thủ đô Hà Nội - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Đây là môi trường rất thuận lợi cho ngân hàng hoà nhập với nhịp điệu và cơ chế mới trong hoạt động kinh doanh của cả nước đồng thời dễ dàng trang bị cho mình những thiết bị công nghệ mới, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý kinh doanh cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị bạn đến giao dịch tại hội sở. Cũng do gần trung ương nên ngân hàng luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao và chặt chẽ của cấp chủ quản.
    - Ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây là đơn vị thành viên của một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn và có truyền thống lâu đời, ngân hàng có thể học hỏi, tiếp nhận những kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển.
    - Đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây có trình độ tương đối cao, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình với công việc . Tính đến thời điểm 31-12-2000 trong số 85 cán bộ công nhân viên của ngân hàng thì trên 60% là có trình độ đại học.
    I.2.2. Khó khăn:
    Bên cạnh những mặt thuận lợi như trên, ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây cũng đang phải đối đầu với không ít khó khăn thử thách mà cụ thể là:
    - Nhu cầu đòi hỏi về vốn đầu tư để tăng trưởng phát triển kinh tế rất lớn nhưng việc chuẩn bị được các dự án khả thi còn ít; doanh nghiệp yêu cầu vốn vay trong thời gian dài, lãi suất thấp nhưng việc huy động vốn trung - dài hạn lại gặp nhiều khó khăn. Để huy động được nguồn vốn đó thì phải đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền (lãi suất phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn). Huy động dài hạn với lãi suất cao nhưng cho vay đầu tư với lãi suất cao thì doanh nghiệp lại không chấp nhận. Đây là một khó khăn thử thách rất lớn đối với ngân hàng để giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo trong phục vụ đầu tư phát triển.
    - Ngân hàng hoạt động sát bên địa bàn Hà Nội, do vậy chịu sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ phía các ngân hàng thương mại khác cả về nội dung hoạt động cũng như nguồn nhân lực.
    - Tình hình kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng vẫn đang gặp phải những khó khăn thử thách hết sức gay gắt, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện nhiều, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như vay ngân hàng để đầu tư.
    - Từ năm 1980 đến 1995 ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây luôn có sự biến động về mô hình tổ chức, tách ra rồi lại sát nhập nhiều lần. Điều này gây tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như tác động không tốt đến các khách hàng có quan hệ thường xuyên với chi nhánh.
    - Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây nhìn chung còn ở quy mô nhỏ bé, thiếu dự án hiệu quả để đầu tư.
    - Hệ thống pháp luật, chính sách còn nhiều bất cập, cụ thể là cơ chế chính sách về đầu tư phát triển và tiền tệ tín dụng còn thiếu đồng bộ, chế độ về đầu tư xây dựng cơ bản bị sửa đổi bổ xung nhiều lần gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng.
    Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi của mình, ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây đã đề ra nhiều biện pháp để thực hiện tốt kinh doanh như tạo điều kiện thuận lợi ở mức có thể tối đa cho khách hàng, có ưu tiên đặc biệt đối với các khách hàng truyền thống của mình, mở rộng cho vay đối với các khách hàng ngoài quốc doanh, đổi mới phong cách phục vụ . Mặt khác chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển của ngành, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy tắc, nghiệp vụ của ngành và thận trọng trong ký duyệt cho vay để đề phòng rủi ro trong cơ chế thị trường, phục vụ tốt hơn công tác đầu tư phát triển.

     
Đang tải...