Tài liệu Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách tiền lương ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách tiền lương ở Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong bất kỳ xă hội nào, con người cũng phải tham gia vào quá tŕnh sản xuất để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Thu nhập là động lực của người lao động từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xă hội. Giảm thiểu được bất b́nh đẳng giới trong thu nhập và tiến tới đảm bảo được b́nh đẳng không chỉ góp phần giải phóng sức lao động, tận dụng nguồn lực, lành mạnh thị trường lao động mà c̣n thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Sự bất b́nh đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động nam và lao động nữ mặc dù họ cùng làm một việc và năng suất lao động như nhau. Phân tích bất b́nh đẳng giới trong thu nhập là quá tŕnh phân tích các yếu tố tác động đến khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ nhằm mục đích là: đảm bảo các lợi ích phát triển và các nguồn lực được sử dụng và phân phối một cách hiệu quả và công bằng cho cả nam giới và nữ giới. Đồng thời lường trước và hạn chế được các tác động tiêu cực mà quá tŕnh phát triển có thể xảy đến với phụ nữ hoặc trong mối quan hệ giới. Bất b́nh đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những nguyên nhân gây ra nghèo đói vừa là cản trở lớn đối với quá tŕnh phát triển kinh tế xă hội của đất nước. Trên thực tế, t́nh trạng bất b́nh đẳng giới trong thu nhập xảy ra ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của t́nh trạng này trước hết bắt nguồn từ những quan niệm truyền thống và những định kiến xă hội. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao tŕnh độ chuyên môn. Sự phân công lao động nam nữ trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động, vị trí công việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rơ rệt làm ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt trong thu nhập. Ngoài ra, phụ nữ cũng có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như: thị trường, nguồn vốn ., điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện t́nh trạng và vị thế kinh tế của họ.
    Mức độ bất b́nh đẳng giới trong thu nhập tại một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của những tư tưởng định kiến và những quan điểm truyền thống mà c̣n phụ thuộc vào nỗ lực của nhà nước trong việc cải thiện sự bất b́nh đẳng giới. T́nh trạng bất b́nh đẳng giới trong thu nhập vẫn tồn tại ở đa số các quốc gia và chỉ khác biệt về mức độ giữa các quốc gia hoặc giữa các thời kỳ với nhau. Việt Nam đă có nhiều chính sách và quy định riêng để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ, song không phải lúc nào các chính sách và quy định cũng phát huy được hiệu quả như mong muốn.
    Mục tiêu b́nh đẳng giới trong thu nhập vừa là vấn đề quyền con người quan trọng vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. V́ vậy việc nghiên cứu về t́nh trạng bất b́nh đẳng giới trong thu nhập có ư nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự b́nh đẳng trong xă hội mà c̣n góp phần t́m kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế xă hội ở từng quốc gia. Trong chuyên đề này em phân tích bất b́nh đẳng giới trong thu nhập ở khía cạnh tiền công, tiền lương của người lao động.
    Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài tại Việt Nam
    Ở Việt Nam, 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động. Nhưng tổng số lao động nữ được trả lương chỉ chiếm 40% trong tổng số lao động được trả lương. Theo số liệu điều tra về Mức sống hộ gia đ́nh toàn quốc năm 1998 (VHLSS 1998), phụ nữ ở tất cả các độ tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới. Nhưng họ lại nhận được thù lao cho công việc rất thấp, số tiền trung b́nh mỗi tháng nhận được ít hơn 14% so với nam giới, tỷ lệ thu nhập của nữ/nam là 0,77 (năm 1993) và 0,82 (năm 1998).
    Sự bất b́nh đẳng giới trong thu nhập cũng là do ảnh hưởng bởi quan niệm trọng nam khinh nữ. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng trọng nam kinh nữ nên bất b́nh đẳng giới trong thu nhập là điều dễ thấy được. Để giảm thiểu bất b́nh đẳng giới trong thu nhập nhiều năm qua Nhà nước ta đă có những chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo công bằng giữa lao động nam và nữ về cơ hội nghề nghiệp cũng như hưởng chế độ lao động, tuy nhiên hiệu quả trong công tác này c̣n rất hạn chế. Các cuộc điều tra các doanh nghiệp cho thấy, quan điểm chung của người sử dụng lao động đều không muốn thuê lao động nữ để giảm chi phí.
    Tuy phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động, nhưng phụ nữ và nam giới vẫn tập trung ở những ngành nghề khác biệt nhau. Ở khu vực nông thôn, có khoảng 80% công việc thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, do đó sự lựa chọn nghề nghiệp là hạn chế, và sự phân biệt giới trong nghề nghiệp không nhiều. Ở khu vực đô thị th́ phụ nữ tập trung rất nhiều vào buôn bán, dệt may, công sở Nhà nước và dịch vụ xă hội, c̣n nam giới lại chiếm ưu thế trong các ngành nghề có kỹ năng, tay nghề cao như: cơ khí, chế tạo. Theo số liệu điều tra, chỉ có 23% số phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế có công việc được trả lương so với 42% số nam giới. Mức lương trung b́nh một giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% mức lương trung b́nh một giờ của nam giới.
    Theo kết quả của những nghiên cứu gần đây cho thấy, sự khác nhau về thu nhập vẫn c̣n tồn tại, phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam giới tồn tại trong mọi ngành nghề. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2002 cho thấy: thu nhập b́nh quân hàng tháng của phụ nữ chiếm 85% thu nhập của nam (tỷ lệ này ở khu vực nông nghiệp chỉ là 66% và ở khu vực công nghiệp là 78%). Trong khi sự bất b́nh đẳng về thu nhập trong lao động có thể phản ánh sự kết hợp của các yếu tố trong đó có sự khác nhau về tŕnh độ văn hóa, chuyên môn, kinh nghiệm công tác và những nguyên nhân khác cùng với sự phân biệt đối xử. Lao động nữ chỉ được nhận 86% so với mức tiền lương cơ bản của nam giới. Tiền lương cơ bản của lao động nữ trong tổng thu nhập là (71%) thấp hơn so với nam giới (73%).
    Việt Nam đă và đang trải qua những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống chính trị, kinh tế và xă hội. Chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức to lớn trong quá tŕnh hội nhập. Việc nghiên cứu về bất b́nh đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam không chỉ giúp đánh giá mức độ của sự bất b́nh đẳng, xác định nguyên nhân mà c̣n gợi ư những kiến nghị giúp phân bổ tốt hơn các nguồn lực trong xă hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Mặt khác nghiên cứu về sự bất b́nh đẳng giới trong thu nhập trong thời gian qua - một thời kỳ quá độ về kinh tế và chịu ảnh hưởng lớn của quá tŕnh hội nhập c̣n giúp trả lời câu hỏi khá thú vị, đó là mức độ bất b́nh đẳng giới đă gia tăng hay đă được cải thiện trong thời gian vừa qua? Hay nói cách khác: phụ nữ được hưởng lợi hơn hay chịu thiệt tḥi hơn trong quá tŕnh chuyển đổi kinh tế, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá?
    Hiện nay có một vài nghiên cứu về vấn đề bất b́nh đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam, tuy nhiên nh́n chung các nghiên cứu này không đánh giá được các yếu tố tác động đến sự bất b́nh đẳng giới về thu nhập trong quá tŕnh hội nhập và tự do hoá thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến bất b́nh đẳng giới c̣n yếu. Hơn nữa các nghiên cứu chưa đưa ra được gợi ư giải pháp trọng điểm. Chính v́ vậy đề tài “Phân tích bất b́nh đẳng giới trong thu nhập” sẽ nghiên cứu các vấn đề sau: xu hướng của bất b́nh đẳng trong thu nhập; và đồng thời phân tích tác động của các yếu tố như: tŕnh độ giáo dục, kinh nghiệm làm việc, vùng (thành thị/nông thôn), ngành kinh tế, t́nh trạng hôn nhân, dân tộc đến khoảng cách chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ để đưa ra được gợi ư giải pháp phù hợp.
    T́nh h́nh nghiên cứu đề tài ở Việt Nam
    Một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề bất b́nh đẳng giới về thu nhập như sau:
    Nghiên cứu của Koyo Miyoshi (2006) về sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ trong thị trường lao động ở Nhật Bản. Trong nghiên cứu này tác giả đưa ra phương pháp tiếp cận, đánh giá sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ ở Nhật Bản đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch này như là: Kinh nghiệm tiềm năng, tŕnh độ giáo dục, kinh nghiệm làm việc toàn thời gian và kinh nghiệm là việc bán thời gian. Bài viết của tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích về bất b́nh đẳng giới trong thu nhập theo phương pháp nghiên cứu của Koyo Miyoshi.
    Nghiên cứu của Oaxaca, ReynoldL (1973) về sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ trong thị trường lao động thành thị. Nghiên cứu này đưa ra phương pháp tiếp cận, đánh giá sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch này.
    Nghiên cứu của Lê Anh Tú (2005) về vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mô toàn diện. Nghiên cứu này tác giả phân tích ảnh hưởng của chính sách vĩ mô tới phụ nữ bằng việc phân tích mối liên hệ giữa cải cách, b́nh đẳng giới, phát triển kinh tế và phúc lợi dành cho nữ giới trong những năm 90 ở Việt Nam, thời gian diễn ra công cuộc cải cách toàn diện và có ảnh hưởng sâu rộng của Chính phủ. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên phương pháp mô tả tổng hợp và phân tích thống kê nhằm giải thích ảnh hưởng của chính sách tự do hoá thị trường và vĩ mô đến thu nhập của lao động nam và nữ.
    Nghiên cứu của Brassard (2004). Nghiên cứu này, tác giả phân tích ảnh hưởng của những qui định về lao động và tiền lương hiện hành ảnh hưởng đến việc giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu cấp xă về lương năm 1998. Nghiên cứu này cũng xác định mức chênh lệch về mức lương giữa các khu vực và giới, và ảnh hưởng tiềm năng của các qui định về lương và lao động đến người nghèo.
    Nghiên cứu của Amy Y.C.Liu (2004). Tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động bất b́nh đẳng giới về thu nhập theo khu vực ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của Appleton (1999) và sử dụng số liệu VHLSS năm 1992-1993 và 1997-1998.
    Nh́n chung nghiên cứu này không đánh giá được các yếu tố tác động đến sự bất b́nh đẳng giới về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do hoá thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến bất b́nh đẳng c̣n yếu. Hơn nữa các nghiên cứu chưa đưa ra được đánh giá so sánh theo các vùng, qui mô, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ư giải pháp trọng điểm.
    Hiện tại có một nghiên cứu của Ths. Nguyễn Thị Nguyệt (2006) về bất b́nh đẳng giới trong thu nhập của người lao động Việt Nam đang được tiến hành.
    Mục tiêu của đề tài
    Dựa vào số liệu điều tra mức sống dân cư trong các năm gần đây để đi sâu vào việc phân tích để t́m ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến bất b́nh đẳng giới trong những năm gần đây, thời kỳ chịu tác động lớn của quá tŕnh hội nhập và toàn cầu hoá. Nghiên cứu sẽ so sánh kết quả định tính và định lượng giữa các khu vực kinh tế ( kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), các khu vực (thành thị/nông thôn). Dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích định tính và định lượng chuỗi số liệu điều tra về Mức sống hộ gia đ́nh toàn quốc năm 2004 (VHLSS 2004) để đánh giá mức độ bất b́nh đẳng giới trong thu nhập. Đồng thời, phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự b́nh đẳng đó. Từ đó sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm bớt sự chênh lệch tiền lương của nam và nữ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu:
    Thu nhập của người lao động làm công ăn lương của lao động nam và nữ ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương (như: tŕnh độ học vấn, số năm kinh nghiệm làm việc, khu vực kinh tế, dân tộc, t́nh trạng hôn nhân), mức chênh lệch giữa thu nhập của lao động nam và nữ.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự bất b́nh đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam, gồm:
    Các yếu tố kinh tế: đặc điểm cá nhân của người lao động như độ tuổi, giới tính, t́nh trạng sức khoẻ, t́nh trạng hôn nhân, các yếu tố liên quan đến việc làm của người lao động: kinh nghiệm làm việc, tŕnh độ giáo dục, khu vực kinh tế, khu vực (thành thị, nông thôn), dân tộc (dân tộc Kinh và không phải Kinh).
    Các yếu tố phi kinh tế: quan điểm giới tính, điều kiện văn hoá, môi trường, an ninh, ổn định chính trị
    Thời gian nghiên cứu năm 2004. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đ́nh toàn quốc.
    Cấu trúc đề tài
    Chương I. Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam và một số khái niệm liên quan
    Chương II. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách tiền lương ở Việt Nam
    Chương III. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến bất b́nh đẳng giới về thu nhập
    Kết luận và một số kiến nghị
    Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Minh, GS.TS Nguyễn Khắc Minh, các thầy cô trong khoa và các cán bộ trong pḥng tư vấn chính sách - Bộ Tài chính (TS. Đỗ Ngọc Huỳnh, ThS. Đào Nguyên Thắng, ) đă giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM, MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
    1.1 Khái niệm về bất b́nh đẳng giới trong thu nhập
    Bất b́nh đẳng giới trong thu nhập là phân biệt trong thu nhập được hưởng của lao động nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động như nhau (Rio, C.D và các cộng sự, 2006). Đó chính là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động nam và lao động nữ mặc dù họ có tŕnh độ như nhau, kinh nghiệp làm việc như nhau, cùng làm một việc và năng suất lao động là như nhau.
    Hiện nay, bất b́nh đẳng đang diễn ra dưới rất nhiều h́nh thức trong cuộc sống. Theo tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Oganization) th́ bất cứ sự phân biệt nào h́nh thành trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, khuynh hướng chính trị, nguồn gốc xă hội mà có ảnh hưởng và làm tổn hại đến việc tiếp cận các cơ hội hay sự đối xử trong công việc và nghề nghiệp th́ được coi là có sự bất b́nh đẳng.
    Theo tài liệu “ Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách” của Uỷ ban quốc gia v́ sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam xuất bản năm 2004 th́ “Bất b́nh đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới”. Nam giới và phu nữ cùng có đều kiện b́nh đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của ḿnh, có cơ hội b́nh đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xă hội trong quá tŕnh phát triển, được hưởng tự do cà chất lượng cuộc sống một cách b́nh đẳng, được hưởng thành quả một cách b́nh đẳng trong mọi lĩnh vực của xă hội. Theo khái niệm trên th́ b́nh đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai tṛ của nam và nữ từ thái cực này sang thái cực khác. Và khái niệm này cũng không phải là sự tuyệt đối hoá bằng con số hay tỷ lệ ngang nhau mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai tṛ sản xuất, tái sản xuất, vai tṛ chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đ́nh, chăm sóc các thành viên trong gia đ́nh để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi mặt. Đồng thời khái niệm này c̣n đề cập đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đ́nh đem lại.
    Như vậy bất b́nh đẳng giới được hiểu là sự phân biệt trên cơ sở giới tính mà sự phân biệt này ảnh hưởng đến sự tham gia, đóng góp và hưởng thụ các nguồn lực của xă hội và quá tŕnh phát triển của con người. Xét riêng trong lĩnh vực lao động th́ sự bất b́nh đẳng giới thể hiện ở sự phân biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc thừa hưởng các thành quả lao động giữa lao động nam và lao động nữ.
    Trên thực tế có thể thấy có sự phân biệt đối xử và bất b́nh đẳng giới ở hầu hết các xă hội. Sự phân biệt đối xử thường được thấy ở bốn lĩnh vực là: lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận với các cơ hội kinh tế (Ví dụ: tham gia thị trường lao động, thu nhập) và tham gia vào lănh đạo và tham chính. Sự phân biệt đối xử này xuất phát từ quan niệm dập khuôn cho rằng phụ nữ có ít quyền tự quyết hơn, có ít nguồn lực để sử dụng hơn và có ít ảnh hưởng đối với quá tŕnh ra quyết định có liên quan tới xă hội và cuộc sống riêng của họ. Nó đặt người phụ nữ vào một vị trí phải phục tùng và bất lợi so với nam giới. Điều này thường xảy ra, chẳng hạn, khi người phụ nữ bị từ chối cơ hội việc làm bởi khuôn mẫu giới là người đàn ông là người ra quyết định tốt hơn.
    1.2 Các thước đo về bất b́nh đẳng
    Bất b́nh đẳng giới được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được đo bằng các chỉ tiêu khác nhau. Trong báo cáo phát triển con người của chương tŕnh phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đă đưa ra hai chỉ số:
    Chỉ số phát triển giới (GDI).
    Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như chỉ số phát triển con người (HDI) (tuổi thọ b́nh quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo sự bất b́nh đẳng giới. Trong mỗi nước, nếu giá trị và thứ tự hạng của GDI càng gần với HDI th́ sự khác biệt giới theo giới tính càng nhỏ. Nếu thứ hạng GDI thấp hơn thứ hạng HDI cho thấy sự phân phối không b́nh đẳng và phát triển con người giữa nam và nữ. Ngược lại, nếu thứ hạng GDI là cao hơn, cho thấy một sự phân phối b́nh đẳng hơn về phát triển con người giữa nam và nữ.
    Thước đo vị thế giới (GEM).
    Thước đo này tập trung xem xét cơ hội của phụ nữ chứ không phải là khả năng (năng lực) của họ. Nó chỉ ra sự bất b́nh đẳng ở ba khía cạnh:
    Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định - được đo bằng tỷ lệ có ghế trong Quốc hội của phụ nữ và nam giới.
    Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định - được đo bằng tỷ lệ các vị trí lănh đạo, quản lư do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm và tỷ lệ các vị trí trong ngành kỹ thuật, chuyên gia do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm.
    Quyền đối với các nguồn lực kinh tế - đo bằng thu nhập ước tính của phụ nữ và nam giới (PPP-USD).
    Thước đo bất b́nh đẳng về phân phối thu nhập đă được nhà kinh tế, các nhà thống kê sử dụng nhiều trong các ngành phân tích thống kê là đường Lorenz và hệ số GINI
    Đường Lorenz
    Đường Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm của dân số có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn là một năm.
    Khoảng cách giữa đường chéo (đường 45%) và đường Lorenz là một dấu hiệu cho biết mức độ bất b́nh đẳng. Đường Lorenz càng cách xa đường 45[SUP]0[/SUP] th́ mức độ bất b́nh đẳng càng lớn. Điều đó cũng có ư nghĩa là phần trăm thu nhập của người nghèo nhận được giảm đi.
    Hệ số GINI
    Đường Lorenz sử dụng đo lường mức độ b́nh đẳng được biểu thị bằng h́nh vẽ. Hạn chế của đường Lorenz là không lượng hóa được mức độ bất b́nh đẳng và trong trường hợp so sánh 2 phân phối thu nhập, nếu đường Lorenz tương ứng với 2 phân phối của thu nhập khác nhau th́ không thể xếp hạng sự bất b́nh đẳng được mà phải sử dụng thước đo biểu thị bằng con số.
    Hệ số GINI (G) là thước đo được sử dụng rộng răi trong nghiên cứu thực nghiệm. Dựa và đường Lorenz có thể tính hệ số GNI. Hệ số GINI chính là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường Lorenz và đường 45[SUP]0[/SUP] với diện tích tam giác dưới đường 45[SUP]0[/SUP]. (0
    Chỉ số Thiel
    Chỉ số này có giá trị từ 0 đến vô cùng. Chỉ số này bằng 0 thể hiện mức độ b́nh đẳng tuyệt đối. Chỉ số này băng vô cùng tức là thể hiện mức độ bất b́nh đẳng tuyệt đối.
    Ưu điểm của các chỉ số này là cho phép đánh giá mức độ bất b́nh đẳng trong nội bộ nhóm và giữa các nhóm với nhau.
    Trong để tài nghiên cứu này sử dụng mức chênh lệch tiền lương giữa lao động nam và lao động nữ khi mà họ cùng làm một việc và có cùng các đặc tính như số năm kinh nghiệm, tŕnh độ học vấn, khu vực kinh tế, khu vực (thành thị/nông thôn), dân tộc, để đánh giá mức độ bất b́nh đẳng giới trong tiền lương. Em sử dụng mô h́nh tiền lương của Mincer để ước lượng tiền lương cho từng giới và sử dụng phương pháp phân ră Neumann-Oaxaca để đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch tiền lương giũa nam và nữ từ đó đưa ra các khuyến nghị tích cực để giảm bất b́nh đẳng giới trong tiền lương.
    1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới bất b́nh đẳng giới trong thu nhập
    1.3.1 Yếu tố phi kinh tế - Quan niệm bất b́nh đẳng giới truyền thống
    Những định kiến trong xă hội về giới đang là cản trở đối với sự phát triển cân bằng giới, quan hệ b́nh đẳng nam nữ. Đó là những quan niệm phong kiến từ hàng ngàn năm trước đây về địa vị, giá trị của phụ nữ trong gia đ́nh cũng như trong xă hội.
    Theo quan niệm phong kiến, nam giới có quyền tham gia việc ngoài xă hội thực hiện chức năng sản xuất gánh vác trách nhiệm và quản lư xă hội, c̣n phụ nữ trông nom việc nhà, con cái. Nam giới có quyền chỉ huy định đoạt mọi việc lớn trong gia đ́nh, nữ giới thừa hành, phục vụ chồng con. Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc nam giới, không có bất kỳ quyền định đoạt ǵ kể cả đối với bản thân. Đặc biệt đối với các nước Châu Á, có quan niểm trọng nam khinh nữ, điều đó thể hiện sự đề cao tuyệt đối giá trị của nam giới đồng thời phủ nhận hoàn toàn giá trị nữ giới.
    1.3.2 Các yếu tố kinh tế
    Nhóm yếu tố đặc điểm người lao động gồm những yếu tố liên quan mặt thể chất và giới tính gồm: độ tuổi, t́nh trạng hôn nhân, sức khoẻ và chi tiêu b́nh quân đầu người.
    Yếu tố tŕnh độ giáo dục
    Giáo dục đào tạo là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Công việc đ̣i hỏi tŕnh độ chuyên môn cao, kỹ năng phức tạp có mức lương cao hơn nhiều so với các công việc mang tính giản đơn. Do vậy người được tiếp cận với nền giáo dục cao hơn sẽ có cơ hội t́m kiếm công việc có thu nhập cao hơn.
    Nhóm yếu tố lao động, công việc
    Nhóm này bao gồm các yếu tố: ngành nghề, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tổ chức làm việc.
    Thông thường người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp được trả lương thấp hơn những người làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ do yêu cầu về kỹ năng, tŕnh độ của ngành này thấp. Bản thân trong cùng ngành nghề th́ thu nhập của người lao động c̣n phụ thuộc vào chuyên môn (loại h́nh công việc) và kinh nghiệm công tác của người lao động do những công việc phức tạp được trả lương cao hơn những công việc dài hơn th́ có khả năng hoàn thành công việc nhanh và tốt hơn những người ít kinh nghiệm nên được trả lương cao hơn.
    Nhóm yếu tố địa lư: vùng, thành thị/nông thôn
    Thu nhập được trả cho người lao động phải đảm bảo cho cuộc sống của bản thân họ và gia đ́nh. Do mức sống, mức chi tiêu ở các vùng khác nhau là khác nhau nên thu nhập của người lao động tại các địa phương khác nhau sẽ là khác nhau. Bên cạnh sự khác biệt do yếu tố vùng miền lănh thổ, mức sống và thu nhập của người lao động c̣n phụ thuộc khu vực sinh sống là thành thị hay nông thôn. Người lao động ở thành thị có mức thu nhập cao hơn với người lao động nông thôn, xet theo công việc có tính chất và độ phức tạp tương đương.
    1.4 Một số cách tiếp cận đánh giá về bất b́nh đẳng giới trong thu nhập
    Phương pháp định tính
    Nâng cao địa vị của người phụ nữ ở các quốc gia bằng cách đánh giá được đóng góp cũng như thiệt tḥi của họ trong quá tŕnh phát triển là chiến lược đang đặt ra ở nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Lư thuyết cụ thể hoá qua 8 công cụ phân tích giới. Đó là: phân công lao động theo giới (the sexual/gender division of labor); loại công việc; tiếp cận và kiểm soát nguông lực; những nhân tố ảnh hưởng; t́nh trạng và địa vị; nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược; các cấp độ tham gia; khả năng biến đổi.
    Tuy nhiên, sử dụng các công cụ phân tích trên vào thực tiễn ở Việt Nam gặp phải một số khó khăn. Việc sử dụng thời gian của người phụ nữ trong một ngày và địa điểm thực hiện công việc là những yếu tố giúp cho việc phân tích các loại công việc mà người phụ nữ cũng như các thành viên trong gia đ́nh tham gia thực hiện. Chúng ta thường gặp khó khăn khi đo các đại lượng này.
    Phương pháp phân tích thực nghiệm
    Mô h́nh ước lượng tiền lương của Mincer
    Để ước lượng được bất b́nh đẳng giới về tiền lương th́ bước đầu tiên là phải ước lượng tiền lương theo mô h́nh Mincer riêng cho nam và nữ giới. Mô h́nh ước lượng tiền lương được Mincer xây dựng năm 1982 như sau:
    [​IMG]
    Trong đó
    W[SUB]i­[/SUB] là tiền lương của người lao động
    [​IMG] là véctơ giá trị các yếu tố tạo nên vốn tích luỹ con người của người lao động như là tŕnh độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, t́nh trạng sức khoẻ,
    Y[SUB]i [/SUB] là véctơ các đặc tính của người lao động (giới tính, dân tộc, khu vực, khu vực kinh tế, )
    α, β là các véctơ các hệ số
    U[SUB]i[/SUB] là sai số ngẫu nhiên
    Từ các hệ số ước lượng được từ mô h́nh Mincer ta sẽ áp vào mô h́nh phân ră Neumann-Oaxaca để tính mức chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ (đó chính là mức bất b́nh đẳng trong tiền lương).
    Phương pháp phân ră Neumann-Oaxaca
    Có thể nói các nghiên cứu định lượng về bất b́nh đẳng giới trong thu nhập đều áp dụng cách tiếp cận của Oaxaca (1973). Nghiên cứu này tập tŕnh bày những nhánh chính từ cách tiếp cận này. Theo Oaxaca khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ được tính như sau:
    [​IMG]
    Trong đó: [​IMG], [​IMG] là giá trị trung b́nh của lương nam và nữ;
    [​IMG][​IMG] lần lượt là vectơ giá trị trung b́nh của các đặc tính của
    người lao động nam và nữ;
    U là sai số ngẫu nhiên.
    Năm 1988, Neumark biến đổi mô h́nh để đánh giá khoảng cách thu nhập đối với các ngành và lĩnh vực khác nhau. Ông sử dụng phương tŕnh:
    [​IMG] + [​IMG] + [​IMG] = 1
    Trong đó: [​IMG], [​IMG] là giá trị trung b́nh của lương nam và nữ.
    [​IMG][​IMG] lần lượt là vectơ giá trị trung b́nh của các đặc tính của
    người lao động nam và nữ.
    β[SUB]m[/SUB] và β[SUB]f[/SUB] là các vectơ các hệ số thu được từ mô h́nh hồi quy tiền
    lương của nam và nữ theo mô h́nh hồi quy tiền lương của Mincer
    U là sai số ngẫu nhiên.
    Neumark cho rằng do sự bất b́nh đẳng giới trong thu nhập nên nam giới được hưởng mức tiền lương phù hợp trong khi phụ nữ bị trả công mức thấp hơn mức họ được hưởng. Và nếu như vậy th́ hệ số thu nhập của nam được coi là hệ số cấu trúc lương không có bất b́nh đẳng c̣n hệ số thu nhập của nữ thể hiện cấu trúc tiên lương bất b́nh đẳng.
    Về nghiên cứu thực nghiệm, phần lớn nghiên cứu thực nghiệm về bất b́nh đẳng giới thu nhập đều dựa trên hoặc phát triển từ mô h́nh cơ bản về chênh lệch thu nhập của nam và nữ lao động theo giờ mà Oaxaca đă lập năm 1973, trong đó có các nghiên cứu về Việt Nam không là ngoại lệ.
    Trong nghiên cứu về khoảng cách thu nhập giới của Việt Nam giai đoạn 1993-1998 (Amy Y.C.Liu, Journal of Comparative Economics, 2004), Liu đă sử dụng mô h́nh của Juhn (1991) phát triển từ mô h́nh của Oaxaca để xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố như: kinh nghiệm, nhóm ngành nghề, di cư, t́nh trạng hôn nhân, yếu tố khu vực đến biến độc lập log của tỷ lệ thu nhập.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam có bất b́nh đẳng giới trong thu nhập, tuy nhiên khoảng cách về thu nhập và sự phân biệt có xu hướng thu hẹp lại, tương tự như ở Trung Quốc, sự bất b́nh đẳng này do sự phân biệt trong xă hội, từ tư tưởng Nho giáo lâu đời. Sự bất b́nh đẳng trong thu nhập của nữ so với nam là nguyên nhân của cả định kiến của người thuê lao động lẫn các nguyên nhân thị trường.
















    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẤT B̀NH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP TẠI VIỆT NAM
    2.1 Thị trường lao động Việt Nam
    Quá tŕnh hội nhập quốc tế đă tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển nguồn nhân lực. Việc chuẩn bị nguồn nhân lực để tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới (APEC, APTA, WTO, ). Sự tác động của tự do thương mại hoá các ngành sản xuất và hướng vào xuất khẩu là những ngành sử dụng nhiều lao động nữ như: nông, lâm, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, dệt may, giầy da, là một trong những yếu tố tăng trưởng xuất khẩu cao. Một trong số những thách thức dễ thấy ngay trước mắt khi Việt Nam bước chân vào ngôi nhà kinh tế toàn cầu này, đó chính là vấn đề lao động, việc làm - một lĩnh vực có lẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất bởi nó không chỉ liên quan tới mọi hoạt động kinh tế mà c̣n có ư nghĩa quan trọng về mặt xă hội. Theo thống kê gần đây của Bộ Lao động Thương binh & Xă hội, gần 75% lực lượng lao động của Việt Nam chưa qua đào tạo. Cũng theo đánh giá phân tích của Bộ này, tŕnh độ chuyên môn, tay nghề của người lao động hiện nay c̣n ở mức thấp, ư thức, tác phong, thái độ làm việc, chấp hành pháp luật của người lao động chưa cao.
    Hiện nay có khoảng 74,7% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Số lao động này tập trung phần lớn ở nông thôn, khu vực kém phát triển. Ngoài ra, di chuyển lao động sẽ rất lớn trong thời gian tới, cụ thể là từ nông thôn ra thành thị và Khu công nghiệp tập trung, di chuyển lao động trong và ngoài nước. Pháp luật về lao động có phạm vi điều chỉnh hẹp và tính cưỡng chế thi hành chưa cao; các hoạt động dịch vụ liên quan đến lĩnh vực lao động và thị trường lao động cũng mới được. Bên cạnh đó, quy mô thị trường lao động c̣n hạn chế trong khi lực lượng lao động th́ dồi dào, quy mô thị trường lao động chưa tương xứng với sự phát triển về kinh tế - xă hội nói chung. Số người tham gia thị trường lao động Việt Nam mới chỉ chiếm 20% lực lượng lao động. Nhận thức của một bộ phận người lao động cũng như người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế c̣n rất hạn chế. Trong khi đó, việc đáp ứng được nguyên tắc cơ bản minh bạch và không phân biệt đối xử trong thị trường lao động, hệ thống chính sách pháp luật về lao động việc làm (nhất là Luật Lao Động) vẫn cần được hoàn thiện hơn nữa. Thực trạng thị trường lao động c̣n quá yếu kém như vậy th́ khi gia nhập WTO liệu chúng ta có thực sự tận dụng được cơ hội việc làm hết sức phong phú mà ngôi nhà kinh tế chung mở ra cho nền kinh tế Việt Nam? Hay thực chất sẽ chỉ là các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện thuận lợi hơn để khai thác nguồn nhân công dồi dào, rẻ mạt của Việt Nam? Hơn thế nữa, với nguồn nhân lực như vậy th́ các ngành sản xuất, các doanh nghiệp của chúng ta có thể hoạt động hiệu quả, có thể phát triển theo kịp xu thế và đ̣i hỏi hay không? Sự kiện Việt Nam ra nhập WTO không chỉ bao trùm tầm ảnh hưởng của nó lên riêng khu vực lao động - việc làm cơ bản, mà c̣n gây ra những tác động lớn tới khu vực lao động kỹ thuật cao, các chức danh quản lư và nhân sự cao cấp, một bộ phận có thể coi là điểm yếu nhất của thị trường lao động Việt Nam hiện nay. Theo dự báo của một số chuyên gia, cuộc cạnh tranh ở khu vực lao động cao cấp này sẽ đặc biệt gay cấn.
    Trong thị trường lao động Việt Nam tỷ lệ tham gia lao động của nữ chiếm 52%, nam giới chiếm 48%. Tỷ lệ lao động đă qua đào tạo c̣n ít, cả nước có khoảng 45 triệu người lao động. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ mù chữ của lực lượng lao động cả nước là 4% (tỷ lệ cao ở Tây Bắc và Tây Nguyên); tốt nghiệp trung học cơ sở 32,6%, trung học phổ thông 21,2%. Tỷ lệ lao động đă qua đào tạo trong cả nước là 24%. Trong 8 vùng lănh thổ, vùng có tỷ lệ lực lượng lao động đă qua đào tạo cao nhất là Đông Nam Bộ (37,4%) và thấp nhất là Tây Bắc (13,5%). Tŕnh độ văn hoá của lao động nữ thấp hơn của nam giới ở mọi cấp của tŕnh độ văn hoá. Tỷ lệ mù chữ ở nam giới thấp hơn ở nữ giới (2,89% so với 4,61%), ngược lại càng lên tŕnh độ cao tỷ lệ phụ nữ có tŕnh độ văn hoá lại thấp hơn ở tất cả các cấp độ tốt nghiệp tiểu học (31,64% so với 32%), tốt nghiệp trung học cơ sở (29% so với 31%) và tốt nghiệp trung học phổ thông (17% so với 19,5%). Điều này gây bât lợi cho phụ nữ trên thị trường lao động trong dài hạn. Nam giới có tŕnh độ tiến sĩ chiếm 85% trong khi nữ giới chỉ chiếm 15%. Tỷ lệ lao động nữ có việc làm thường xuyên là 95,5% c̣n ở nam là 92,5%. Tỷ lệ việc làm thường xuyên ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, tỷ lệ ở thành thị có việc làm thường xuyên (nam 95,8%, nữ 94,5%), ở nông thôn (nam 96,3%, nữ 95,8%). Không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ về tỷ lệ dân số có việc làm thường xuyên phân theo vùng kinh tế. Có bốn vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ tỷ lệ nữ có việc làm thường xuyên thấp hơn nam giới, c̣n các vùng khác tỷ lệ này cao hơn như Tây Bắc (97,55% so với 98,22%) và bằng như Tây Nguyên (96,95% so với 96,97%).
    Bảng 2.1: Tỷ lệ dân số có việc làm thường xuyên trong 12 tháng qua phân theo vùng kinh tế năm 2003
     
Đang tải...