Luận Văn Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình

    LỜI NÓI ĐẦU Trước đây, hiện nay và trong tương lai của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta luôn kiên trì chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, phát triển bền vững vì xét về lâu dài, nước ta có tài nguyên phong phú, có nhiều lợi thế to lớn về nông nghiệp (có tới 80% dân số sống ở nông thôn và khoảng 70% lao động làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp). Trong quá trình đổi mới kinh tế đất nước từ năm 1986 nền nông nghiệp nước ta có nhiều thành tựu to lớn, từ một nước thiếu lương thực trầm trọng cho đến nay nước ta không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng mà xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là nền nông nghiệp truyền thống với nhiều hạn chế: sản xuất nhỏ, lạc hậu, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh thấp, trong sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt là chủ yếu chăn nuôi chưa phát triển đó là những tồn tại mà không dễ gì khắc phục được trong thời gian ngắn. Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là đòi hỏi bức xúc của nông dân ta, nhà nước ta. Đây cũng là điều kiện cần đủ cho sự phát triển bền vững mà theo lý thuyết phát triển kinh tế thì phát triển bao gồm tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu.
    Thái Bình là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, là vựa lúa của đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. Thái Bình là tỉnh có dân số trên 1,8 triệu người, mật độ dân số đông 1176 người/1km[​IMG]. Cây lúa là cây độc canh đã được thâm canh ở trình độ cao vì thế năng suất cao nhất cả nước (11 đến 12 tấn/ha). Trong 7 năm gần đây liên tục đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, lương thực bình quân đầu người năm 2002 625 kg/người/năm. Tỉnh còn có tiềm năng lớn về phát triển các loại cây công nghiệp cây ăn quả, cây thực phẩm và chăn nuôi. Quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua đã đóng góp không nhỏ trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu. Tuy nhiên cơ cấu sản xuất của tỉnh hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế trên, chưa hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh thấp, sức cạnh tranh kém Cần thiết phải có các giải pháp để thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế so sánh, xây dựng một nền sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, khả năng cạnh tranh cao.
    Vì những lý do trên em đã chọn đề tài: “Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình”.
    Mục đích nghiên cứu cuả đề tài: nghiên cứu lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Xác định vai trò, nhiệm vụ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình và HTX nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Qua việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.
    Kết cấu của đề tài gồm 3 chương :
    · Chương I : Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
    · Chương II : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại Thái Bình theo hướng sản xuất hàng hoá.
    · Chương III: Phương hướng và một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
    Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch sử theo quan điểm Mac - Lênin, áp dụng phương pháp điều tra phân tích, so sánh tổng hợp làm sáng tỏ nghiên cứu của đề tài. Đề tài cũng được sử dụng các tài liệu về cơ sở lý luận kinh tế, quản lý chuyên ngành, các chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh năm 2000 - 2010.
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời nói đầu 1
    Chương I : Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3
    I. Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3
    1. Khái niệm 3
    1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế 3
    1.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 4
    1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 5
    2. Những đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 5
    II. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp 6
    1. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 6
    1.1. Cơ cấu ngành. 6
    1.2. Cơ cấu vùng, lãnh thổ 8
    1.3. Cơ cấu thành phần kinh tế 8
    1.4. Cơ cấu kỹ thuật 9
    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 10
    2.1. Điều kiện tự nhiên 10
    2.2. Những nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội . 11
    2.3. Nhân tố thuộc về tổ chức kỹ thuật 13
    III. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 14
    1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan. 14
    2. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 15
    2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc 15
    2.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 15
    2.3. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 16
    IV. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 16
    V. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam và một số nước Đông Nam á 17
    1. Ở Việt Nam 17
    2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á 20
    Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình trong thời gian qua 23
    I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 23
    1. Vị trí địa lý. 23
    2. Khí hậu thuỷ văn 23
    3. Các nguồn tài nguyên 24
    4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật. 26
    5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 32
    5.1. Thuận lợi 32
    5.2. Hạn chế 33
    II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 33
    1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 33
    1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 34
    1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế 35
    1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng 37
    1.4. Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp 37
    2. Thực trạng chuyển dịch các ngành trong nông nghiệp 38
    2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt 38
    2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi 48
    2.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ 53
    2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 53
    3. Đánh giá chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 56
    3.1. Những thành tựu đạt được 56
    3.2. Những tồn tại ,hạn chế. 58
    Chương III: Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình 62
    I. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình. 62
    II. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 63
    1. Mục tiêu. 63
    2. Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001–2010. 66
    2.1. Ngành trồng trọt. 66
    2.2. Ngành chăn nuôi 69
    2.3. Dịch vụ nông nghiệp . 71
    2.4. Đẩy mạnh khai thác nuôi trồng thuỷ sản 71
    III. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Bình. 72
    1. Giải pháp về vốn. 72
    2. Tiến hành rà soát, điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch theo vùng 73
    3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 74
    4. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất. 75
    5. Giải pháp về thị trường 76
    6. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, chế biến. 77
    7. Củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn 78
    8. Tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho nguồn lao động nông nghiệp nông thôn trong tỉnh. 79
    9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 81
    Kết luận 82
    Tài liệu tham khảo 83


    [HR][/HR]​
     
Đang tải...