Luận Văn Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cho công ty cổ phần Du Lịch An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 10/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: MỞ ĐẦU

    1.1 Lý do chọn đề tài
    Năm 2007 là năm đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Đó là chất lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng và bằng gạo Thái Lan. Trong các nguồn cung sản lượng lúa cho cả nước thì An Giang tiếp tục vượt ngưỡng ba triệu tấn, đứng đầu cả nước về sản xuất lúa, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đứng hàng thứ nhì trên thế giới về xuất khẩu gạo.
    Theo dự đoán của các chuyên gia về lương thực thế giới thì trong năm 2008 giá gạo thế giới có thể tăng 20% và tiếp tục tăng ở những năm tiếp theo. Nguyên nhân là Thái Lan_ một cường quốc đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới đặt chỉ tiêu xuất khẩu cho năm 2008 là 8,7 triệu tấn giảm 0,7 triệu tấn so với năm 2007. Bên cạnh đó, nguồn cung của các nước có thế mạnh về xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Pakistan, ngày càng hạn chế trong khi đó nhu cầu về gạo ở các nước Trung Quốc, Bangladesh, Trung Đông, Châu Phi, tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Chính những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nói chung và gạo An Giang nói riêng phát triển mạnh cả số lượng lẫn chất lượng.
    Việt Nam xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới ngày càng nhiều nhưng giá trị gạo xuất khẩu chưa được đánh giá cao. Đa số gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như gạo An Giang đều chưa có thương hiệu, chất lượng gạo không ổn định, giá gạo xuất khẩu luôn thấp hơn so với gạo của Thái Lan và các nước có thế mạnh về gạo trong khu vực. Công ty Cổ Phần du lịch An Giang và các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước dần dần nhận thức được vấn đề này. Họ đã và đang cố gắng xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu. Ngoài việc thực hiện nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu, để góp phần nâng cao giá trị gạo xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cao, thiết yếu doanh nghiệp phải nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gạo, một vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam còn rất hạn chế và chưa quan tâm đến khâu đầu ra cho xuất khẩu. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần du lịch An Giang, tôi nhận thấy việc thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo của các nhân viên còn nhiều điểm hạn chế nên đã làm cho giá trị gạo xuất khẩu chưa tương xứng khả năng vốn có của công ty. Chính vì vậy, để góp phần cho công ty thực hiện tốt khâu đầu ra cho sản phẩm gạo xuất khẩu, tạo chuỗi liên hoàn từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra cho gạo xuất khẩu, làm tăng giá trị mặt hàng gạo và tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cho công ty cổ phần du lịch An Giang”.





    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
     Phân tích tình hình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo của công ty như phương thức thực hiện marketing xuất khẩu, thao tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu, phương thức thanh toán xuất khẩu, phương thức vận tải và bảo hiểm trong hợp đồng xuất khẩu, các bộ chứng từ liên quan đến xuất khẩu.
     Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gạo và marketing xuất khẩu.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    Lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ Phần du lịch An Giang rất đa dạng và phong phú bao gồm hai lĩnh vực chính là kinh doanh du lịch (du lịch lữ hành, lưu trú, ẩm thực, ) và thương mại (kinh doanh xuất khẩu lương thực và thủy sản, chế biến và bảo quản thủy hải sản, mua bán xe gắn máy hai bánh, phương tiện vận tải, ) Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên tôi chỉ tập trung phân tích một mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là mặt hàng gạo.
    Trong phần phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty, do giới hạn về thời gian và thông tin khó thu thập nên tôi sẽ không phân tích hết từng thị trường, từng khách hàng cụ thể của công ty mà chỉ phân tích những thị trường tiêu biểu, những khách hàng lớn của công ty. Còn đối với việc phân tích hợp đồng xuất khẩu của công ty thì tôi chỉ phân tích một vài hợp đồng đặc trưng, tiêu biểu của công ty.
    Các số liệu về kim ngạch xuất khẩu gạo, cơ cấu thị trường xuất khẩu, phương thức thanh toán, lượng hợp đồng xuất khẩu, chỉ được phân tích từ năm 2005 - 2007.
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
    Tôi thực hiện đề tài này chủ yếu dựa vào việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp, bên cạnh đó cũng có thu thập dữ liệu sơ cấp. Hai nguồn dữ liệu này được tiến hành thu thập cụ thể như sau:
     Dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu về phân tích được thu thập qua các bảng báo cáo kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty, qua sách, báo, tạp chí, cục thống kê và các website như: www.angiangtourimex.com.vn, Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, - Home Page,
     Dữ liệu sơ cấp: khi đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo, tôi có tiến hành phỏng vấn và lấy ý kiến của Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nhằm lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất với tình hình xuất khẩu thực tế của công ty.




    1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
    Phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp số liệu: dùng các công cụ thống kê để tập hợp dữ liệu rồi sau đó tôi tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, rút ra kết luận về nguyên nhân của sự thay đổi.
    Phương pháp nghiên cứu marketing: sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để phân tích thực trạng marketing xuất khẩu của công ty, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu.
    1.5 Ý nghĩa đề tài
    Đề tài này giúp Ban lãnh đạo công ty xem xét lại các nghiệp vụ ngoại thương khi thực hiện xuất khẩu gạo, những khâu công ty thực hiện tốt, những khâu chưa thực hiện tốt hay chưa thực hiện được. Qua đó tôi đề ra các giải pháp nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu, kỹ năng marketing xuất khẩu cho công ty nhằm nâng cao giá trị và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo cho công ty, khẳng định thương hiệu gạo công ty trên thương trường thế giới, đem lại lợi nhuận cao cho công ty trong việc kinh doanh mặt hàng gạo xuất khẩu.

    MỤC LỤC


    Chương 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1 Lý do chọn đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
    1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2
    1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 3
    1.5 Ý nghĩa đề tài 3
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
    2.1 Khái quát xuất khẩu 4
    2.1.1 Định nghĩa xuất khẩu 4
    2.1.2 Thẩm định tiềm năng xuất khẩu 4
    2.1.3 Đánh giá các thị trường xuất khẩu 5
    2.1.4 Thông tin thị trường xuất khẩu 6
    2.2 Các kênh, truyền thông tiếp thị xuất khẩu 6
    2.2.1 Các kênh tiếp thị 6
    2.2.2 Truyền thông tiếp thị xuất khẩu 7
    2.3 Thẩm định tiềm năng thị trường xuất khẩu và thương mại hóa sản phẩm xuất khẩu 9
    2.3.1 Thẩm định thị trường xuất khẩu 9
    2.3.2 thương mại hóa sản phẩm xuất khẩu hay nghiên cứu sản phẩm 11
    2.4 Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh xuất khẩu 12
    2.4.1 Khái niệm đàm phán trong kinh doanh quốc tế 12
    2.4.2 Kỹ thuật đàm phán hợp đồng ngoại thương. 12
    2.5 Hợp đồng xuất khẩu_ quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 13
    2.5.1 Hợp đồng xuất khẩu 13
    2.5.2 Nội dung các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng xuất khẩu 13
    2.6 pháp luật trong hợp đồng ngoại thương 14
    2.6.1 Giới thiệu về Incoterms 14
    2.6.2 Các điều kiện của Incoterms 2000 14
    2.7 Thanh toán quốc tế_ các phương thức thanh toán quốc tế 16
    2.8 Các chứng từ căn bản trong hợp đồng ngoại thương 18
    Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
    DU LỊCH AN GIANG 19
    3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần du lịch An Giang 19
    3.2 Mục tiêu hoạt động_ chức năng_ nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 21
    3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 22
    Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 25
    4.1 Thực trạng xuất khẩu gạo trên thế giới và Việt Nam (2005 – 2007) 25
    4.1.1 Tình hình thế giới 25
    4.1.2 Ở Việt Nam 26
    4.2.1 Tình hình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo trên thế giới 29
    4.2.2 Tình hình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo tại Việt Nam 29


    4.3. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty 30
    4.3.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của công ty (2005 – 2007) 30
    4.3.2 Kim ngạch xuất khẩu gạo theo cơ cấu chủng loại (2005 – 2007) 31
    4.3.3 Kim ngạch xuất khẩu gạo theo thị trường 34
    4.4 Đánh giá tình hình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo của công ty (2005 – 2007) 36
    4.4.1 Thẩm định tiềm năng xuất khẩu của công ty 36
    4.4.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu 38
    4.4.3 Các kênh tiếp thị và truyền thông marketing gạo xuất khẩu của công ty Cổ Phần du lịch An Giang 40
    4.4.4 Thẩm định thị trường tiềm năng và thương mại hóa sản phẩm gạo xuất khẩu của công ty 41
    4.4.5 Các hình thức giao dịch đàm phán xuất khẩu gạo 43
    4.4.6 Cách thức soạn thảo hợp đồng xuất khẩu gạo với khách hàng 44
    4.4.7 Công tác chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu gạo của công ty 44
    4.4.8 Các phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng trong việc xuất khẩu gạo của công ty Cổ phần du lịch An Giang 47
    4.4.9 Các phương thức vận tải bảo hiểm được áp dụng trong việc xuất khẩu gạo của công ty 50
    4.4.10 Các chứng từ được sử dụng trong hợp đồng xuất khẩu gạo của công ty 51
    4.5 Phân tích ma trận SWOT của công ty 52
    Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 60
    5.1 Giải pháp marketing xuất khẩu cho công ty 60
    5.1.1 Các giải pháp để thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường 60
    5.1.2 Giải pháp quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín của công ty ra thị trường thế giới 61
    5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ xuất khẩu gạo 62
    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
    6.1 Kết luận 63
    6.2 Kiến nghị 64
    6.2.1 Đối với Nhà nước 64
    6.2.2 Đối với công ty 65







    DANH MỤC BẢNG


    Bảng 4.1: Sản lượng và mức tiêu thụ gạo trên thế giới năm 2006, 2007 25
    Bảng 4.2: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của công ty 33
    Bảng 4.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của cty CP du lịch An Giang 35
    Bảng 4.4: Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến gạo xuất khẩu của công ty 36
    Bảng 4.5: Tiêu chuẩn phân loại gạo xuất khẩu của Việt Nam . .42
    Bảng 4.6: Số lượng lúa thu mua của công ty CP du lịch An Giang (2005 – 2007 .45
    Bảng 5.1: Ma trận SWOT của cty CP du lịch An Giang . 56


    DANH MỤC BIỂU ĐỒ


    Biểu đồ 4.1: Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam (2005 – 2007) .26
    Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2007 .27
    Biểu đồ 4.3: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu Việt Nam năm 2007 28
    Biểu đồ 4.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty (2005 – 2007) .30


    DANH MỤC SƠ ĐỒ


    Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty .23
    Sơ đồ 4.1 Quy trình thu mua, chế biến lúa nguyên liệu tại cty CP du lịch AG 46
    Sơ đồ 4.2: Phương thức thanh toán L/C của cty Cổ Phần du lịch AG 47
    Sơ đồ 4.3: Phương thức thanh toán ủy thác nhờ thu của cty CP du lịch AG 48









    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



    AG: An Giang
    Cty CP: công ty cổ phần
    CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và tiền cước
    CIF (Cost Insurance and Freight): Tiền hàng, bảo hiểm và cước
    CNTT: Công nghệ thông tin
    CIP (Carriage Isurance Paid): Cước phí và bảo hiểm
    CPT (Carriage Paid To): Cước phí trả tới
    DNXNK: doanh nghiệp xuất nhập khẩu
    DNVN: doanh nghiệp Việt Nam
    ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
    FOB ( Free On Board): Giao lên tàu
    FCA (Free Carrier): Giao cho người chuyên chở
    PTNNNT: phát triển nông nghiệp - nông thôn
    TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
    UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
    XNK: xuất nhập khẩu
    XK: xuất khẩu
     

    Các file đính kèm:

    • KT3.doc
      Kích thước:
      770.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...