Luận Văn Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả XK gạo cho cty CP Du Lịch An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động kinh doanh xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao so với việc kinh doanh hàng hóa trong nội địa. Nhưng nó đòi hỏi nhân viên trong công ty phải vững vàng về kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ xuất - nhập khẩu, phải am hiểu, thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ hàng hóa trên thế giới và phải có khả năng quyết đoán nhanh, chính xác. Qua việc tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang, tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gạo cho cán bộ, nhân viên trong công ty là một phần tạo được khả năng nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cao cho công ty.
    Nghiên cứu này của tôi, mục đích là phân tích thực trạng thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo của công ty và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ xuất nhập khẩu gạo và kỹ năng makerting xuất khẩu cho sản phẩm gạo của công ty.
    Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp để tổng hợp thông tin thực tế về công ty rồi sau đó dùng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp số liệu và phương pháp nghiên cứu marketing, đặc biệt là sử dụng ma trận SWOT để phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo và đưa ra các giải pháp có tính khả thi cho công ty.
    Trong giai đoạn 2005 – 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty có tăng, giá gạo xuất khẩu cao, uy tín thương hiệu ngày càng được khẳng định trên thị trường tiêu thụ gạo trên thế giới. Tuy nhiên, công ty cũng có những mặt chưa thực hiện được, gây không ít trở ngại cho việc xuất khẩu gạo. Đó là công ty chưa có hệ thống kênh phân phối ở thị trường nước ngoài, xuất khẩu gạo còn qua các kênh trung gian, chưa bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. Công ty sử dụng phương pháp nghiên cứu thị trường xuất khẩu chủ yếu là tại bàn chưa đi thực tế đến thị trường lớn, trọng điểm. Bên cạnh đó, công ty chưa có phòng marketing riêng biệt nên thiếu phương pháp truyền thông tiếp thị đến khách hàng, giới thiệu quảng bá sản phẩm thông qua thư tín là chủ yếu song song việc khai thác phương tiện truyền thông bằng Internet thông qua website của mình. Công ty chỉ mới quan tâm đến việc thiết lập thẩm định thị trường tiềm năng trong thời gian gần đây nhưng chưa được thực hiện bài bản. Mặt khác, công ty thực hiện giao dịch đàm phán với khách hàng chủ yếu là qua thư tín, fax, ít sử dụng hình thức đàm phán bằng gặp mặt trực tiếp. Phương thức thanh toán xuất khẩu chủ yếu bằng L/C. Bên cạnh đó, công ty chưa từng thực hiện phương thức vận tải cũng như bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu của mình. Đặc biệt là, trình độ của nguồn nhân lực còn những hạn chế nhất định.
    Với những giải pháp được đề xuất như giải pháp về marketing xuất khẩu và nhân sự, tôi hy vọng rằng có thể giúp cho công ty nâng cao được giá trị kim ngạch xuất khẩu tương xứng với tiềm năng của mình, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho công ty, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của công ty ở thị trường nước ngoài lẫn trong nước, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường tiêu thụ gạo trên thế giới.








    MỤC LỤC


    Chương 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1 Lý do chọn đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
    1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2
    1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 3
    1.5 Ý nghĩa đề tài 3
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
    2.1 Khái quát xuất khẩu 4
    2.1.1 Định nghĩa xuất khẩu 4
    2.1.2 Thẩm định tiềm năng xuất khẩu 4
    2.1.3 Đánh giá các thị trường xuất khẩu 5
    2.1.4 Thông tin thị trường xuất khẩu 6
    2.2 Các kênh, truyền thông tiếp thị xuất khẩu 6
    2.2.1 Các kênh tiếp thị 6
    2.2.2 Truyền thông tiếp thị xuất khẩu 7
    2.3 Thẩm định tiềm năng thị trường xuất khẩu và thương mại hóa sản phẩm xuất khẩu 9
    2.3.1 Thẩm định thị trường xuất khẩu 9
    2.3.2 Thương mại hóa sản phẩm xuất khẩu hay nghiên cứu sản phẩm 11
    2.4 Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh xuất khẩu 12
    2.4.1 Khái niệm đàm phán trong kinh doanh quốc tế 12
    2.4.2 Kỹ thuật đàm phán hợp đồng ngoại thương. 12
    2.5 Hợp đồng xuất khẩu_ quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 13
    2.5.1 Hợp đồng xuất khẩu 13
    2.5.2 Nội dung các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng xuất khẩu 13
    2.6 Pháp luật trong hợp đồng ngoại thương 14
    2.6.1 Giới thiệu về Incoterms 14
    2.6.2 Các điều kiện của Incoterms 2000 14
    2.7 Thanh toán quốc tế_ các phương thức thanh toán quốc tế 16
    2.8 Các chứng từ căn bản trong hợp đồng ngoại thương 18
    Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
    DU LỊCH AN GIANG 19
    3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang 19
    3.2 Mục tiêu hoạt động_ chức năng_ nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 21
    3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 22
    Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 25
    4.1 Thực trạng xuất khẩu gạo trên thế giới và Việt Nam (2005 – 2007) 25
    4.1.1 Tình hình thế giới 25
    4.1.2 Ở Việt Nam 26
    4.2.1 Tình hình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo trên thế giới 29
    4.2.2 Tình hình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo tại Việt Nam 29


    4.3. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty 30
    4.3.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của công ty (2005 – 2007) 30
    4.3.2 Kim ngạch xuất khẩu gạo theo cơ cấu chủng loại (2005 – 2007) 31
    4.3.3 Kim ngạch xuất khẩu gạo theo thị trường 34
    4.4 Đánh giá tình hình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo của công ty (2005 – 2007) 36
    4.4.1 Thẩm định tiềm năng xuất khẩu của công ty 36
    4.4.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu 38
    4.4.3 Các kênh tiếp thị và truyền thông marketing gạo xuất khẩu của công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang 40
    4.4.4 Thẩm định thị trường tiềm năng và thương mại hóa sản phẩm gạo xuất khẩu của công ty 41
    4.4.5 Các hình thức giao dịch đàm phán xuất khẩu gạo 43
    4.4.6 Cách thức soạn thảo hợp đồng xuất khẩu gạo với khách hàng 44
    4.4.7 Công tác chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu gạo của công ty 44
    4.4.8 Các phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng trong việc xuất khẩu gạo của công ty Cổ phần Du Lịch An Giang 47
    4.4.9 Các phương thức vận tải bảo hiểm được áp dụng trong việc xuất khẩu gạo của công ty 50
    4.4.10 Các chứng từ được sử dụng trong hợp đồng xuất khẩu gạo của công ty 51
    4.5 Phân tích ma trận SWOT của công ty 52
    Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 60
    5.1 Giải pháp marketing xuất khẩu cho công ty 60
    5.1.1 Các giải pháp để thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường 60
    5.1.2 Giải pháp quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín của công ty ra thị trường thế giới 61
    5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ xuất khẩu gạo 62
    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
    6.1 Kết luận 63
    6.2 Kiến nghị 64
    6.2.1 Đối với Nhà nước 64
    6.2.2 Đối với công ty 65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...