Luận Văn Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tr

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,có thu nhập thấp, để tồn tại trong cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu, Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá dất nước. Quá trình đó đã gây sức ép lớn tới môi trường. Giải pháp đặt ra là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quá trình phát triển với với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu tố phải cân nhắc tới khi hoạch định các chính sách phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng
    Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đại hoá nhanh. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2010 tổng lượng chất thải phát sinh sẽ lên đến trên 23 triệu tấn và thành phần chất thải sẽ thay đổi từ chỗ dễ phân huỷ hơn sang ít phân huỷ hơn và nguy hại hơn. Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước). Ước tính, lượng phát sinh chất thải công nghiệp chiếm khoảng 20-25% tổng lượng chất thải sinh hoạt, tuỳ theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng tỉnh/thành phố. Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2003 ước tính cỡ 160.000 tấn. Trong đó 130.000 tấn phát sinh từ ngành công nghiệp. Chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. Giảm thiểu lượng phát sinh chất thải, có thể tiết kiệm được các nhu cầu tiêu huỷ chất thải sau này. Do lượng chất thải phát sinh sẽ tăng nhanh ở Việt Nam theo như dự báo, việc triển khai thực hiện các chương trình nhằm khuyến khích giảm thiểu lượng phát sinh chất thải tại nguồn như ở các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, cơ sở công nghiệp và bệnh viện có khả năng sẽ làm giảm đáng kể chi phí cần thiết cho việc tiêu huỷ chất thải trong tương lai.
    Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập từ ngày 1/1/2004 trên cơ sở sáp nhập 5 phường và 9 xã rộng trên 4.000 ha, quận Hoàng Mai đang đô thị hoá với đặc thù của một vùng sản xuất nông nghiệp có gần 1000 ha đất bãi ngoài đê sông Hồng và nhiều héc ta đất xen kẹt chưa được đưa vào sử dụng hiệu quả. Vì vậy ở đây hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém, chưa kể đến là điểm cuối cùng của hệ thống tiêu thoát nước chính trong thành phố, nơi dẫn và chứa các loại nước thải hầu hết chưa qua xử lý, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao .Vì vậy, đề tài “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội” nhằm:
    Ø Nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.
    Ø Góp phần bảo vệ sự phát triển bền vững của quận.
    Ø Làm cơ sỏ, rút kinh nghiệm để thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn cho thành phố, quận khác ở Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
    Kết cấu: gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn
    Chương II: Hiên trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
    Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
     
Đang tải...