Luận Văn Thực trạng và các giải pháp Marketing nhằm nâng cao hoạt động của hệ thống xúc tiến hỗn hợp của Công

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Với số lượng dân số đông (khoảng gần 80 triệu người) cộng với mức tăng trưởng về
    kinh tế cao trong mấy năm gần đây làm cho đời sống của người dân không ngừng được cải
    thiện, nhu cầu về mua sắm hàng tiêu dùng (TD) tăng rất mạnh. Đây là một thị trường đầy
    tiềm năng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư sản xuất hàng TD trong nước và ngoài nước
    .
    Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Bi Ti ‘S) ,tham gia thị trường Việt
    Nam từ năm 1982 đến nay(năm 2001) trải qua 19 năm tăng trưởng và phát triển các sản
    phẫm giầy dép của công ty đã chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng trong cả
    nước .
    Để có được kết quả trên là do công ty đã không ngừng đổi mới về mẫu mã ,nâng
    cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tới người tiêu dùng. Ngoài ra các hoạt động quảng cáo,
    khuyến mại, tuyên truyền . cũng được Công ty rất coi trọng và góp phần không nhỏ vào
    sự tăng trưởng và phát triển liên tục cuả Công ty.
    Chính vì vậy, trên cơ sở thực tế hoạt động kinh doanh tại CNMB – công ty sản xuất
    hàng tiêu dùng Bình Tiên (Bi Ti ‘S). Em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập là:
    “Thực trạng và các giải pháp Marketing nh ằm nâng cao hoạt động của hệ thống xúc
    tiến hỗn hợp của Công ty Bi Ti ‘S trên thị trường Miền Bắc”.
    Mục đích ngiên cứu của em khi lựa chọn đề tài này là:
    - Đem lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn, làm sáng tỏ luận cứ khoa học về sử dụng xúc
    tiến hỗn hợp.
    - Phân tích thực trạng hệ thống xúc tiến hỗn hợp của Công ty Bi Ti ‘S trên thị trường
    Miền Bắc, từ đó đánh giá những vấn đề còn tồn tại và giải pháp khắc phục.
    Toàn bộ đề tài này sẽ được trình bầy thành 3 chương:
    Chương I: Những cơ sở lý luận về việc tổ chức & quản lý hệ thống xúc tiến hỗn
    hợp:
    Trình báy về cơ sở lý luận có xúc tiến hỗn hợp,trong đó giới thiệu tổng quan về vị trí, vai
    trò của xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing, đồng thời cũng giới thiệu công việc
    cơ bản và một người làm Marketing phải tiến hành khi tổ chức và quản lý hệ thống xúc
    tiến hỗn hợp của một doanh nghiệp.
    Chương II: Thực trạng các hoạt động của hệ thống xúc tiến hỗn hợp của Công ty
    Bi Ti ‘S.
    Trong chương trình này, em đã ứng dụng những kiến thức đã được học vào phân
    tích tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty từ gốc độ của Marketing, đánh
    gía những ưu, nhược điểm của chi nhánh trong lĩnh vực Marketing từ đó tìm ra những vấn
    để còn tồn tại để tìm ra giải pháp để khắc phục chúng.
    Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của hệ thống xúc tiến hỗn
    hợp của Công ty trên thị trường Miền Bắc.
    Chương I
    Những cơ sở lý luận về việc tổ chức và quản lý hệ thống xúc tiến hỗn hợp.
    I.Vai trò của việc tổ chức và quản lý hệ thống xúc tiến hỗn hợp.
    1. Khái quát về hệ thống xúc tiến hỗn hợp.
    Xúc tiến hỗn hợp là một tham số cuă Marketing- Mix. Có nhiều quan niệm khác
    nhau về xúc tiến.
    Theo các nhà lý luận của các nước tư bản thì xúc tiến hỗn hợp là hình thái quan hệ
    xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc
    chào hàng một cách năng động và có hiệu quả nhất.
    Các nhà kinh tế ở các nước Đông Âu cho rằng: xúc tiến hỗn hợp là một công cụ,
    một chính sách hoạt động kinh doanh nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng
    giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt
    được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của tập khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch
    vụ.
    Theo giáo trình “lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh” của khoa
    Marketing trường ĐHKTQD, xúc tiến hỗn hợp là các biện pháp nghệ thuật mà các nhà
    kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động vào người mua, lôi kéo người mua về
    phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng.
    Theo giáo trình “ quản trị hệ thống kênh phân phối ” của khoa Marketing trường
    ĐHKTQD, xúc tiến hỗn hợp là một chương trình hợp tác và được kiểm sóat về các phương
    pháp và phương tiện thông tin được thiết kế để giới thiệu về một Công ty và các sản
    phẩm của nó với các khách hàng tiềm năng, truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp để
    thoã mãn khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán và do đó mang lại lợi nhuận dài
    hơn.
    Theo giáo trình “Marketing dịch vụ” xúc tiến hỗn hợp là hoạt động thông tin
    Marketing đến khách hàng tiềm năng. Đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, thông tin
    Marketing là trao truyền, đưa đến chuỷên giao những thông điệp cần thiết về doanh
    nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp, về phương thức phục vụ, về những lợi ích mà
    khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như những tin tức cấn
    thiết từ phía khách hàng. Qua đó doanh nghiệp tìm ra cách thoã mãn một cách tốt nhất nhu
    cầu của khách hàng.
    Xuất phát từ các quan niệm về xúc tiến hỗn hợp ở trên ta thấy rằng: xúc tiến hỗn hợp là
    các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực Marketing của các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm,
    thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ kinh doanh. Xúc tiến hỗn hợp bao
    gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, Marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ, quan hệ
    quần chúng và tuyên truyền, bán hàng trực tiếp.
    2. Vai trò của hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
    Theo quan điểm trước đây, xúc tiến hỗn hợp có một số vai trò quan trọng như: kích
    thích hiệu quả của lực lượng bán hàng, kích thích các khách hàng bằng giảm giá sản phẩm
    hoặc giữ nguyên giá mà tăng chất lượng sản phẩm. ở Việt Nam, từ những năm 1990 trở lại
    đây, xúc tiến hỗn hợp là những hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động
    kinh doanh của các doanh nghiệp.
    Hoạt động xúc tiến hỗn hợp sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối
    quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước cũng như bạn hàng ở nước ngoài. Thônt
    qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp các doanh nghiệp có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, đặt
    quan hệ buôn bán với nhau. Hơn nữa thông qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp các doanh
    nghiệp cũng như khách hàng có thêm thông tin về thị trường, có điều kiện nhanh chóng
    phát triển kinh doanh và hội nhập vào kinh tế khu vực.
    Nhờ có hoạt động xúc tiến hỗn hợp, các doanh nghiệp có thông tin tốt về khách hàng
    cũng như đối thủ cạnh tranh. Qua đoa doanh nghiệp có hướng đổi mới kinh doanh., đầu tư
    công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh.
    Xúc tiến hỗn hợp là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trừờng và tăng tính cạnh
    tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua hoạt động
    xúc tiến hỗn hợp (XTHH) các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng những
    thông tin cần thiết của doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin
    cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi
    kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp sẽ tạo ra hình ảnh
    đẹp về doanh nghiệp trước con mắt khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ
    đó mà không ngừng tăng lên.
    Hoạt động xúc tiến hỗn hợp là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, thông qua
    hoạt động xúc tiến hỗn hợp các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để nhìn nhận về ưu nhược
    điểm của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Từ đó doanh nghiệp có cơ sở để ra
    quyết định kịp thời, phù hợp.
    Xúc tiến làm cho bán hàng trở nên dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh phân
    phối một cách hợp lý, kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng.
    Xúc tiến hỗn hợp là công cụ hữu hiệu giúp cho cung và cầu gặp nhau, đặc biệt nhờ
    nghệ thuật của xúc tiến hỗn hợp, hoạt động này kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm
    mà doanh nghiệp kinh doanh.
    Thông qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp, nhà kinh doanh không chỉ bán được nhiều hàng
    hoá mà còn góp phần thay đổi cơ cấu tiêu dùng, hướng dẫn thị hiếu của khách hàng.
    Giúp cho doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp và sản phẩm của
    doanh nghiệp.
    Như vậy các doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra thì một vấn đề
    không thể thiếu được là phải tổ chức tốt hoạt động xúc tiến hỗn hợp.
    II. Những nội dung cơ bản cuả việc tổ chức và quản lý hệ thống xúc tiến hỗn hợp
    trong doanh nghiệp.
    Trong hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, người phụ trách Marketing cần phải xác
    định những thi trường mục tiêu, đưa ra chiến lược Marketing tổng thể, chiến lược xác định
    sản phẩm cần đưa vào kinh doanh, cácư hình thức dịch vụ cần đó để thúc đẩy bán hàng,
    thiết lập những hệ thống phân phối, cách xác định giá . Hơn nữa các hoạt động đó cần
    phải được xúc tiến tới những ngừơi có liên quan tới việc mua sắm trong thị trường mục
    tiêu. lĩnh vực xúc tiến này là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động Marketing. Trong hoạt
    động kinh doanh ngày nay các doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu chỉ nghĩ
    rằng: “có hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ là đủ để bán hàng”. Những giá trị của hàng hoá,
    dịch vụ , thậm chí cả những lơị ích đạt được khi tiêu dùng sản phẩm cũng phải được
    thông tin tới khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, cũng như những người có ảnh
    hưởng tới việc mua sắm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần phải tổ chức thực
    hiện và quản lý tốt các họat động xúc tiến hỗn hợp.
    Xúc tiến hỗn hợp bao gồm các bộ phận sau
    1- Quảng cáo.
    Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của kinh tế thị trường. Quảng cáo một hoạt
    động không thể thiếu được của một doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để khai thác thị
    trường. Quảng cáo sẽ góp phần để bán hàng nhanh hơn, nhiều hơn và do đó sẽ tăng hiệu
    quả của kinh doanh.
    Quảng cáo đã có lịch sử lâu đời như lịch sử loài người. Do đó có rất nhiều định nghĩa
    về quảng cáo và được hoàn thiện theo thời gian.
    Theo hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) đã đưa ra định nghĩa về quảng cáo như sau:
    quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hoá, dịch vụ
    hay tư tưởng hành động mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo .
    Theo Philipkotler định nghĩa về quảng cáo như sau: quảng cáo là mọi hình thức trình
    bầy gián tiếp và khuyếch trương ý tưởng, hàng hoá trong dịch vụ được người bảo trợ nhất
    định trả tiền.
    Như vậy, hoạt động quảng cáo là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt
    động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó thì hoạt động quảng cáo cũng đòi
    hỏi doanh nghiệp phải mất một khoản chi phí rất lớn cho hoạt động này. Điều này làm ảnh
    hưởng đến chi phí và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì thế khi xây
    dựng chương trình quảng cáo những người quản lý Marketing bao giờ cũng phải bắt đầu
    từ việc phát hiện thị trường mục tiêu và động cơ của người mua. Sau đó, khi xây dựng một
    chương trình quảng cáo họ có thể tiếp tục thông qua năm quy định quan trọng, được gọi là
    năm M.
    1.1- Xác định mục tiêu quảng cáo. Các mục tiêu quảng cáo cần phải đạt được các mục
    đích là: thông tị tới khách hàng về những chính sách, sản phẩm mới của Công ty, tạo dựng
    hình ảnh của Công ty với khách hàng mục tiêu. Sau đó là thuyết phục khách hàng tiêu
    dùng sản phẩm của Công ty.Cuối cùng là nhắc nhở để duy trì hình ảnh sản phẩm của Công
    ty trong tâm trí khách hàng.
    1.2- Quyết định ngân sách quảng cáo . Sau khi xác định xong các mục tiêu quảng cáo
    Công ty có thể bắt tay vào xây dựng ngân sách quảng cáo cho từng sản phẩm của mình.
    Khi xác định ngân sách quảng cáo cần phải căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ, bởi vì nó
    đòi hỏi người quảng cáo xác định những mục tiêu cụ thể của chiến dịch quảng cáo rồi
    sau đó ước tính chi phí của những hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu đó.
    ở đây ta sử dụng 4 phương pháp chủ yếu để xây dựng ngấn sách quảng cáo là:
    - Phương pháp căn cứ vào khả năng.
    - Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán.
    - Phương pháp cân bằng cạnh tranh.
    - Phương 3- Quyết pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ.
    1.3.Quyết định thông điệp quảng cáo.
    Yêu cầu người lam Marketing khi xây dựng và quyết định thông điệp quảng cáo đối
    với mỗi chủng loại sản phẩm như với mỗi loại hình phương tiện quảng cáo thì việc thiết
    kế thông điệp quảng cáo phải khác nhau đòi hỏi phải có tính sáng tạo cao, gây được sự
    chú ý đối với khách hàng.
    1.4- Quyết định về phương tiện quảng caó.
    Nhiệm vụ tiếp theo của người quảng cáo là lựa chon phương tiện quảng cáo để
    truyền tải thông điệp quảng cáo. Quá trình này tuỳ thuộc vào phạm vi, tần suất, cường độ
    quảng cáo, loại hình quảng cáo
    1.5- Đánh giá hiệu qủa quảng cá.
    Hiệu qủa truyền thông của quảng cáo tức là việc đo lường tiềm năng của nó tác động
    đến mức độ biết đến, hiểu biết và ưa thích của khách hàng. Nhưng hiện nay việc đánh giá
    hiệu quả của quảng cáo vẫn chưa đo lường được vì nó là thường mang tính khái quát
    cao. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu qủa quảng cáo trước và sau khi quảng cáo cũng có tác
    dụng rất lớn, nó giúp các nhà hoạt động Marketing thực hiện tốt chương trình quảng cáo
    và thu hút được sự chú ý của khách hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...