Chuyên Đề Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương hiện nay
    LỜI MỞ ĐẦU

    Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong tam giác kinh tế của miền Bắc là Hà Nội -Hải Phòng -Quảng Ninh. Địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng đi qua, Hải Dương nằm dọc theo quốc lộ 5, cách Hà Nội 56 km về phía tây và Hải Phòng 45 km về phía Đông, phía Bắc của tỉnh có quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay Nội Bài và cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Mặt khác, tỉnh có một mạng lưới sông ngòi dày đặc với nguồn nước phong phú cùng với đất đai khá màu mỡ và mang đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng là điều kiện để Hải Dương phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy không nhiều song có trữ lượng lớn và dễ khai thác rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Như vậy có thể thấy, Hải Dương là một tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay, Hải Dương về cơ bản vẫn là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy sự phát triển của ngành nông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nhất là giai đoạn từ nay đến năm 2010.
    Trong cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương, hiện nay ngành nông nghiệp tạo ra hơn 32% GDP toàn tỉnh (2002), dân số hoạt động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 80% dân số. Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua có những tiến bộ đáng kể, sản lượng lương thực không ngừng được tăng lên, từ 726.412 tấn năm 1995 lên 842.826 tấn năm 2000, tốc độ tăng bình quân là 3,5%/năm. Ngành nông nghiệp tỉnh không những cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho người dân mà còn có dự trữ và một phần cung cấp cho thị trường. Nhờ giải quyết cơ bản vấn đề lương thực, cơ cấu kinh tế bước đầu đã được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn từng bước được tăng cường đầu tư. Các chương trình mục tiêu cho phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm đã tích cực triển khai và đạt kết quả khá.
    Kết cấu đề tài:
    Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, đề tài gồm các phần chính sau:
    Chương I: Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển nông nghiệp.
    Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1996-2002.
    Chương III: Phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp đến 2010.
     
Đang tải...