Luận Văn Thực trạng và các biện pháp quản lí trả nợ nước ngoài tại việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Thực trạng và các biện pháp quản lí trả nợ nước ngoài tại việt nam

    MỞ ĐẦU

    Các bạn có thể thấy Việt Nam của chúng ta trong những năm qua liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế, lạm phát trong nước cao, các nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến. Chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài đã giúp Việt Nam của chúng ta khắc phục phần nào đươc tình trạng kinh tế chậm phát triển và chuyển sang phát triển một cách bền vững.

    Các khoản vay nợ nước ngoài với mục tiêu là phải được sử dụng một cách có hiệu quả nhất để đáp ứng các nhu cầu yêu cầu của nhà đầu tư, như phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh thương mại, ngoài ra cùng với nó là phải tạo được nguồn vốn trả nợ, mà vẫn đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, cũng có không ít quốc gia không những không cải thiện được một cách đáng kể tình hình kinh tế mà còn lâm vào tình trạng nợ nần, khủng hoảng nợ khiến nền kinh tế suy thoái trầm trọng. Nguyên nhân của những thất bại trong việc vay nợ nước ngoài có rất nhiều, tuy nhiên trong đó quan trọng nhất phải kể đến sự buông lỏng quản lý nợ nước ngoài, quản lí nguồn vốn vay. Chính vì vậy chính sách quản lí nợ nước ngoài là một bộ phận thiết yếu đặc biệt quan trọng trong chính tài chính của Việt Nam.

    Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1993 khi nước ta chính thức thiết lập lại quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Từ đó cùng với những nỗ lực của chúng ta trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì các cam kết hỗ trợ vốn ODA của các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản Hàn Quốc và các tổ chức tín dụng quốc tế khác dành cho nước ta ngày càng tăng dần về số lượng vốn vay, số khoản vay, tính đa dạng của hình thức vay và trả nợ, vì thế việc theo dõi và quản lý nợ nước ngoài hiện nay là một việc vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam chúng ta. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi mà Việt Nam của chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ, vì vậy mà chúng ta sẽ có cơ hội để tiếp cận được với nhiều hơn nữa các nguồn tín dụng quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế. Đi cùng với thành công đó là không ít những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong việc nâng cao sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, đáp ứng được các điều kiện khắt khe nhất của các nhà đầu tư và quản lí nguồn vốn vay nợ nước ngoài một cách tốt nhất.

    Thực tế cho thấy ở Việt Nam do kinh nghiệm và thực tiễn quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của nước ta chưa có nhiều và hệ thống quản lý nợ nước ngoài của chúng ta còn đang trong quá trình hoàn thiện nên việc quản lí nguồn vốn vay nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy thực trạng vấn đề này ở Việt Nam chúng ta như thế nào và các giải pháp khắc phục nó ra sao. Chúng tôi xin được thảo luận về chủ đề:

    THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM



    MỞ ĐẦU
    I. PHẦN LÝ THUYẾT CHUNG
    1. Khái niệm
    2. Sự hình thành nợ nước ngoài
    2.1 Đối với những nước kém phát triển
    2.2 Đối với các nước phát triển
    2.3 Mối quan hệ lợi ích giữa các nước
    3. Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài
    4. Phân loại nợ nước ngoài
    5. Tác động của nợ nước ngoài
    II. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
    1. Các hình thức vay nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam
    1.1 Nợ ODA
    1.2 Vay thương mại
    1.3 . Phát hành trái phiếu quốc tế
    2. Tình hình thực trạng quản lí nguồn vốn và quản lí nợ nước ngoài ở Việt Nam
    2.1 Các công cụ, cơ chế và chế tài quản lí nợ nước ngoài của Việt Nam
    2.2 Thực trạng sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam
    2.3 Nguyên nhân và một số tồn tại trong quản lí nợ nước ngoài
    A. Một số tồn tại và bất cập trong công tác quản lí nợ nước ngoài của Việt Nam
    B. Các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại khó khăn trong công tác quản lí nợ nước ngoài của Việt Nam
    III . CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
    1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
    2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lí vốn ODA, nguồn vốn vay chủ yếu



     
Đang tải...