Luận Văn Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học h

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì không những
    góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ
    cho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban
    chấp hành TW khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu: “Các trường đại học phải là các
    trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và
    đời sống”. Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới
    quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020 cũng nêu rõ “Nâng cao năng lực quản lý và hiệu
    quả công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượng
    đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Bài báo này nhằm đánh giá thực trạng hoạt động
    nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Đại học Huế, và trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất
    các biện pháp nhằm tháo gỡ và thúc đẩy hoạt động này hiệu quả hơn.
    1. Đặt vấn đề
    Thực tiễn trong các trường đại học, cao đẳng, hoạt động nghiên cứu khoa học
    (NCKH) là con đường hiệu quả nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát
    triển năng lực sư phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục. NCKH là một
    trong hai tiêu chí chính để đánh giá chất lượng của nhà trường trong việc nâng cao, đảm
    bảo chất lượng của quá trình đào tạo. Mối quan hệ giữa đào tạo và NCKH là mối quan hệ
    hữu cơ, gắn bó mật thiết có tác dụng tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
    Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của Đại học Huế đã đạt
    được một số thành tựu đáng kể. So với các trường đại học trong cả nước, hoạt động
    nghiên cứu khoa học của Đại học Huế được Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư một khoản
    kinh phí hàng năm tương đối lớn. Hoạt động NCKH đã góp phần bồi dưỡng đội ngũ,
    nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa
    NCKH với giảng dạy và hoạt động NCKH của sinh viên, học viên cao học và nghiên
    cứu sinh; phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thông qua các đề tài nghiên
    cứu triển khai và hoạt động chuyển giao công nghệ.
    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động nghiên cứu khoa học tại Đại
    học Huế vẫn còn một số tồn tại. Một bộ phận giảng viên chưa coi trọng hoạt động
    nghiên cứu khoa học, chất lượng đề tài chưa cao, việc xã hội hóa các đề tài còn
    thấp, khả năng ứng dụng của một số đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế .
    68
    Nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho hiện trạng này như: thiếu thiết
    bị hiện đại, thiếu đầu ra cho các kết quả nghiên cứu, văn bản hướng dẫn không đồng bộ;
    Các văn bản pháp quy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học,
    cao đẳng chưa được ban hành đầy đủ và kịp thời, . Tất cả điều đó làm hạn chế hoạt
    động nghiên cứu khoa học nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
    Đại học Huế nói riêng.
    Bài báo này nhằm nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH của
    giảng viên Đại học Huế, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
    động khoa học công nghệ của giảng viên nói riêng và của hoạt động nghiên cứu khoa
    học tại Đại học Huế nói chung, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình một đại học
    mạnh về nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    Để tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên (GV) Đại học Huế,
    chúng tôi đã phối hợp các phương pháp nghiên cứu (NC) của ngành khoa học xã hội đó
    là: điều tra, quan sát, phân tích, tổng kết kinh nghiệm và lấy ý kiến chuyên gia. Sau đó,
    sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả khảo sát.
    Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với 208 giảng viên và 67
    cán bộ quản lý gồm cán bộ tham gia trực tiếp vào việc quản lý hoạt động NCKH của
    Đại học Huế.
    3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Huế
    Kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra cho thấy thực trạng hoạt động
    NCKH của GV Đại học Huế có những đặc điểm sau:
    3.1. Nhận thức của cán bộ giảng viên về hoạt động nghiên cứu khoa học
    Chất lượng hoạt động NCKH, thái độ tham gia của giảng viên phụ thuộc rất
    nhiều vào nhận thức về hoạt động NCKH của giảng viên và cán bộ quản lý (CBQL).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...