Luận Văn Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 14/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    3. Khách thể và đối tượng
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Tiến trình nghiên cứu
    NỘI DUNG
    Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
    1.1 Khái niệm và phân loại phương tiên day học địa lý.
    1.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS
    1.3 Đặc điểm chương trình địa lý lớp 8
    1.4 Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong bộ môn địa lý.
    1.5 Mối quan hệ giữa phương tiện dạy học hiện đại với dạy học tích cực.
    Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học vào dạy và học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế.
    2.1 Vài nét về trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế
    2.1.1 Vị trí của trường
    2.1.2 Tình hình giáo viên và học sinh ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế.
    2.1.3 Đặc điểm học sinh khối 8 trường THCS Thuỷ Vân
    2.2 Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân.
    2.2.1 Đội ngũ giáo viên và phương tiện phục vụ cho bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân.
    2.2.2 Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học bộ môn địa lý trên lớp ở trường THCS Thuỷ Vân.
    Chương 3: Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương tiện dạy học địa lý cho học sinh khối 8 trường THCS Thuỷ Vân.
    3.1 Đối với sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.
    3.2 Đối với trường THCS Thuỷ Vân
    3.3 Đối với sinh viên trường CĐSP và cán bộ giáo viên địa lý.
    KẾT LUẬN
    1. Kết luận
    2. Kiến nghị
    PHỤ LỤC
    Phụ luc 1
    Phụ lục 2

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (lấy học sinh làm trung tâm).Giáo dục từng bước áp dụng phương tiện hiện đại vào dạy học phải tích cực hoá các hoạt đông học của học sinh, khơi dậy cho các em khao khát tìm tòi, nghiên cứu cố gắng phát huy năng lực, trí tuệ trong quá trình nắm vững kiến thức. Để đạt được điều này người giáo viên phải biết vận dụng và tổ chức việc dạy theo hướng tích cực nhằm giúp các em khai thác hết kiến thức.
    Qua đợt thực tập sư phạm lần I năm thứ 2 tôi nhận thấy rằng phương tiện dạy học phục vụ cho bộ môn địa lý trường THCS Thuỷ Vân vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, việc sử dụng các loại phương tiện dạy học ( PTDH) vào dạy bộ môn địa lý còn gặp nhiều khó khăn.Việc sử dụng PTDH địa lý nhiều lúc còn mang tính hình thức, chưa triệt để khai thác kiến thức. Một mặt do giáo viên bộ môn địa của trường ít và trường khá nhỏ , các PTDH chưa đáp ứng kịp thời cho toàn bộ môn và yêu cầu của ngành. Việc rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức của học sinh vẫn còn hạn chế.
    Thực hiện chương trình đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong nội dung giáo dục phổ thông. Áp dụng các loại PTDH vào giáo dục từ cấp THCS đến THPT trong dạy và học địa lý và đạt được một số kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng học tập, khả năng tư duy của học sinh THCS. Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện dạy học vẫn chưa sử dụng đồng bộ tập trung nhiều ở những trường thành phố, vùng nông thôn vẫn chưa được đáp ứng đủ.
    Từ thực tiễn ấy, là một giáo viên địa lý trong tương lai cũng là người được tiếp cận với phương pháp dạy học mới tôi không tránh khỏi sự băn khoăn về những vấn đề trên.Để PTDH địa lý được sử dụng rộng rãi, thường xuyên và đồng bộ hơn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập địa lý khi sử dụng PTDH cho học sinh trường Thuỷ Vân nói chung và của khối 8 nói riêng.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Thực trạng của việc sử dụng PTDH địa lý cho học sinh trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế.
    - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp sử dụng PTDH trong bộ môn địa lý cho học sinh lớp 8 trường THCS Thuỷ Vân.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề sử dụng PTDH địa lý.
    - Tìm hiểu thực trạng sử dụng phượng tiện dạy học trong day địa lý cho học sinh lớp 8 trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong dạy và học địa lý cho học sinh khối lớp 8 trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình làm đề tài, tôi vận dụng một số phương pháp sau:
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài.
    - Phương pháp điều tra: phát phiếu trưng cầu ý kiến cho giáo viên và học sinh trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế.
    - Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu ( thông qua phiếu điều tra ).
    - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm day học của thầy cô trong trường THCS Thuỷ Vân.
    Ngoài ra còn một số phương pháp khác chúng tôi dùng để nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...