Thạc Sĩ Thực trạng và biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS quận 1 - Thành phố Hồ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh​
    Information

    MS: LVQLGD085
    SỐ TRANG: 87
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010


    Information


    MỞ ĐẦU

    1- Lí do chọn đề tài

    Đứng trước tình hình đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh với sự đòi hỏi cấp
    thiết của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên
    môn cao, có khả năng vận dụng các kiến thức cũng như các kỹ năng lao động nghề nghiệp một
    cách hiệu quả và sáng tạo, có kỹ năng thực hành cao. Sự phát triển nhanh của khoa học và công
    nghệ, nhất là công nghệ thông tin ngày càng đòi hỏi người lao động phải cập nhật kiến thức
    chính vì vậy người lao động phải có khả năng tự học để học tập suốt đời.
    Để người lao động có thể học và tự học suốt đời thì họ phải được hình thành phương
    pháp học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hình thành phương pháp học cho người học
    liên quan đến nhiều bình diện của hoạt động dạy học như nội dung chương trình, bản thân
    người học như kiến thức, động cơ và hứng thú học, nhất là phương pháp học. Ở người dạy cũng
    cần có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ sư phạm, có đạo đức tốt, môi trường học tập và
    nhất là phương pháp dạy học (PPDH). Song phương pháp dạy học là bình diện dễ thay đổi và
    nó nằm trong khả năng của thầy và trò. Do đó, đổi mới phương pháp là mấu chốt để hình thành
    phương pháp học tập, nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với người lao
    động trong tương lai.
    Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị quyết Trung
    ương 4 khóa VII (1-1993). Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa
    trong Luật giáo dục (2005). Điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
    tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
    môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận
    dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
    sinh”.
    Thực tế nhiều năm qua giáo dục Việt Nam đã đổi mới phương pháp dạy học trên diện
    rộng, tuy nhiên phong trào và hình thức còn mang tính bộc phát, chưa hệ thống, chưa đi vào
    chiều sâu, thiếu tính ổn định nên hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này có thể là
    do nội dung chương trình chưa tinh giản, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, đời sống giáo viên còn
    nhiều khó khăn, tâm lí của giáo viên ngại đổi mới phương pháp, do trình độ và hiểu biết về
    phương pháp dạy học mới ở giáo viên còn hạn chế, và do công tác quản lí việc đổi mới phương pháp còn chưa mang tính khoa học, thiếu tính hệ thống, chưa phù hợp nên chưa thực sự động
    viên, khuyến khích GV đổi mới PPDH một cách thường xuyên và hiệu quả.
    Nghiên cứu về đổi mới PPDH có rất nhiều công trình nghiên cứu cả về lí luận và thực
    tiễn. Song nghiên cứu về quản lí việc đổi mới PPDH ở THCS chỉ có những đề tài nghiên cứu ở
    mức độ hẹp như những ý kiến nhỏ lẻ, cũng có một số sách tham khảo về đổi mới PPDH và một
    số bài báo nói lên thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhưng chưa đưa ra giải
    pháp cụ thể, vì thế cũng chưa đủ sức gióng lên hồi chuông để đổi mới phương pháp và quản lý
    việc đổi mới PPDH đạt hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Đã đến lúc cần
    tìm hiểu thực trạng và tìm ra biện pháp thích hợp cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
    học và quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THCS nhằm nâng đáp ứng
    nguồn nhân lực cao cho xã hội, đó cũng là lý do tôi chọn đề tài.
    Từ những lí do đã trình bày ở trên tôi chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp quản lý việc
    đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.

    2- Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và các biện pháp quản lý
    việc thực hiện đổi mới dạy học ở trường trung học cơ sở Quận 1,TP Hồ Chí Minh, đề xuất một
    số biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS góp phần
    nâng cao chất lượng đổi mới PPDH nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS.

    3- Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.

    4- Giả thuyết nghiên cứu

    4.1. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung học cơ sở Quận 1 tại thành phố Hồ
    Chí Minh đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa mang tính hệ thống, nên kém hiệu quả.
    4.2. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể từ nhiều phía, trong đó, phải nói đến các
    biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường chưa hệ thống, chưa
    thường xuyên và chưa phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường trung học cơ sở Q.1.
    4.3. Cần thiết đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học mang tính
    hệ thống, thiết thực, toàn diện để góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS tại TP
    Hồ Chí Minh.

    5- Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
    5.2. Khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THCS tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THCS

    6- Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chỉ nghiên cứu việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và quản lý việc đổi mới phương pháp dạy ở một số trường THCS Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

    7- Phương pháp nghiên cứu

    7.1 Phương pháp luận

    - Quan điểm hệ thống- cấu trúc
    Dạy học là một hệ thống gồm nhiều thành tố có quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Phương
    pháp dạy học là một trong các thành tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học nên khi nghiên cứu
    việc đổi mới PPDH phải đặt nó trong mối quan hệ chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố khác như
    người dạy, người học, nội dung và môi trường.
    - Quan điểm thực tiễn
    Đổi mới PPDH và quản lí việc đổi mới PPDH phải dựa trên đặc điểm của thời đại – bùng
    nổ thông tin, yêu cầu của đất nước – trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
    thực tiễn giáo dục của VN cả những thành công và tồn tại, đặt trong điều kiện dạy học ở phổ
    thông và THCS tại Quận 1- TP.HCM nói riêng.
    - Quan điểm lịch sử
    Nghiên cứu về đổi mới PPDH trong nhà trường và quản lí việc đổi mới PPDH trong
    trường THCS cần đặt nó trong mối quan hệ với sự thay đổi của đất nước, sự thay đổi của giáo
    dục nước nhà và việc đổi mới PPDH trong nhà trường VN trong giai đoạn hiện nay.


    7.2. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, tổng hợp hóa, khái quát hóa các tài liệu
    liên quan đến đề tài.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    ▪ Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò Phiếu thăm dò gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở với thang đo 4 khoảng, thăm dò trên hai
    đối tượng là cán bộ quản lý cấp trường và giáo viên THCS về nội dung thực trạng đổi mới
    phương pháp dạy học, các biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và
    nguyên nhân của các vấn đề trên.
    ▪ Phương pháp quan sát
    Chúng tôi tiến hành dự giờ để quan sát việc đổi mới PPDH trong bài dạy ở trên lớp GV.
    ▪ Phương pháp phỏng vấn
    Để tìm hiểu sâu về quản lí việc đổi mới PPDH, chúng tôi phỏng vấn cán bộ quản lý và
    giáo viên tại một số trường khảo sát.
    ▪ Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
    Trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia là cán bộ quản lí trường THCS, chuyên gia về PPDH để
    tìm hiểu về việc đổi mới PPDH và quản lí việc đổi mới PPDH trong nhà trường sao cho hiệu
    quả.

    7.3. Phương pháp toán thống kê

    Sử dụng phần mềm SPSS for window để xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...