Thạc Sĩ Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh​
    Information

    MS: LVQLGD090
    SỐ TRANG: 105
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, cùng với hoạt động giáo dục,
    hoạt động dạy học góp phần tạo nên chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường.
    Dạy học là hoạt động kép gồm hai hoạt động. Dạy do giáo viên đảm nhận và học do
    học sinh đảm nhận. Dạy hướng đến học, điều khiển học và làm cho học thành công. Vì thế
    học là họat động trung tâm và là xuất phát điểm của hoạt động dạy học. Nếu quản lý họat
    động học tốt sẽ tạo nên chất lượng và hiệu quả cao cho họat động dạy học. Tuy nhiên, trong
    thực tiễn dạy và học thì họat động dạy thường được chú ý, quan tâm và đầu tư nhiều hơn so
    với họat động học. Ngay trong công tác quản lý trường học thì quản lý họat động dạy cũng
    được dành quá nhiều thời gian và công sức của các nhà quản lý so với quản lý hoạt động
    học.
    Nghiên cứu về hoạt động dạy học, trong đó nghiên cứu về họat động dạy và quản lý
    hoạt động dạy có rất nhiều đề tài được thực hiện, chẳng hạn như “Cải tiến quản lý quá trình
    dạy học nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học” (Luận văn Thạc sĩ của Hoàng
    Cơ Chinh) [6]; “Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học thành phố
    Cà Mau (Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học chuyên ngành Quản lý Giáo dục của Mai Văn Lợi)
    [28]; “Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh
    (Luận văn Thạc sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Nhận) [35] . Song nghiên cứu về hoạt động
    học và quản lý hoạt động học thì chưa có nhiều công trình triển khai.
    Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh trước đây là trường
    Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 chuyên đào tạo giáo viên mầm non có trình độ
    cao đẳng đáp ứng yêu cầu giáo dục của các trường mầm non phía Nam. Sinh viên thi tuyển
    vào trường này đa phần là từ các tỉnh phía Nam, các em học và ở nội trú tại trường nên việc
    quản lý họat động học của họ có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn so với các
    trường đào tạo nghề khác.
    Từ những lý do và sự phân tích ở trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và biện pháp
    quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh”
    được thực hiện.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư
    phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao
    kết quả hoạt động học và chất lượng đào tạo của nhà trường.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1 Khách thể: Quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
    thành phố Hồ Chí Minh.
    3.2 Đối tượng: Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học tại trường Cao đẳng Sư
    phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh.

    4. Giả thuyết khoa học

    Hiện nay, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh đã
    thực hiện hoạt động học và đạt được kết quả nhất định nhưng vẫn còn thiếu tính tự giác, tích
    cực và độc lập. Nguyên nhân của thực trạng này có thể do động cơ học tập, phương pháp học
    tập của sinh viên hoặc do hoạt động dạy, trong đó công tác quản lý hoạt động học của sinh
    viên chưa khoa học và kém hiệu quả. Cần đề ra các biện pháp quản lý hoạt động học hợp lý
    nhằm nâng cao kết quả hoạt động học và chất lượng đào tạo của nhà trường.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    5.2 Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm
    Trung ương thành phố Hồ Chí Minh.
    5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao kết quả hoạt động học của sinh viên ở
    trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố HCM.

    6. Giới hạn đề tài

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động học ngoài lớp của sinh viên
    hệ chính quy trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1 Phương pháp luận

     Quan điểm hệ thống – cấu trúc: Xem xét hoạt động học trong mối tương quan với hoạt
    động dạy và các thành tố của hoạt động dạy.
     Quan điểm hoạt động – nhân cách: Tác động đến các yếu tố của hoạt động học như
    động cơ, tính tích cực, thông qua hoạt động, mà ở đây là hoạt động dạy và hoạt
    động học.  Quan điểm lịch sử: Nghiên cứu hoạt động học ngoài lớp của sinh viên trong điều kiện
    dạy, học hiện tại, ở đó, các điều kiện phục vụ học ngoài lớp thuận lợi và phong phú.

    7.2 Phương pháp nghiên cứu

    7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,
    trừu tượng hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.

    7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
     Phương pháp thăm dò bằng phiếu: Sử dụng phiếu gồm các câu hỏi kín và các câu hỏi
    mở về công tác quản lý hoạt động học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung
    ương thành phố Hồ Chí Minh.
     Phương pháp quan sát hoạt động học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung
    ương thành phố Hồ Chí Minh ngoài giờ lên lớp, ở Ký túc xá.
     Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện với sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý nhằm
    tìm hiểu sâu hoạt động học và quản lý hoạt động học.
     Phương pháp xin ý kiến chuyên gia.

    7.2.3 Phương pháp toán thống kê: Sử dụng phần mềm SPSS for window để xử lý số
    liệu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...