Thạc Sĩ Thực trạng và biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên trường trung học phổ thông ở các huyện trong tỉn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên trường trung học phổ thông ở các huyện trong tỉnh Cà Mau​
    Information
    MS:LVQLGD058
    SỐ TRANG: 120
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2009



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Sang thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công
    nghệ thông tin, xu thế toàn cầu hóa kinh tế, sự xuất hiện nền kinh tế tri thức .tạo ra những biến
    đổi sâu sắc và nhanh chóng, cho nên Giáo dục và Đào tạo cần phải nhằm mục tiêu phát triển
    toàn diện con người một cách bền vững.
    Trong bối cảnh chung của thế giới, Việt nam cũng đang trên bước đường công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới, đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) đất
    nước. Đòi hỏi nền giáo dục (GD) Việt Nam cần phải đẩy nhanh tiến trình đổi mới để đáp ứng
    sự phát triển KT-XH của đất nước, đồng thời rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển GD so
    với các nước trên khu vực và trên thế giới. Đứng trước tình hình ấy, Nghị quyết Đại hội X của
    Đảng khẳng định mục tiêu GD là: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới toàn diện
    giáo dục và đào tạo, chấn hưng nền GD Việt Nam làm cho GD cùng với khoa học và công nghệ
    thực sự là quốc sách hàng đầu." [1]
    Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều
    những chủ trương chính sách, văn bản chỉ đạo đào tạo (ĐT) và bồi dưỡng (BD) đội ngũ nhà
    giáo (ĐNNG). Điều 15, Luật GD năm 2005 khẳng định : "Nhà giáo giữ vai trò quyết định chất
    lượng GD. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà
    nước tổ chức ĐT, BD nhà giáo ." [29, tr. 15]
    Nhưng thực tế, theo chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư
    đánh giá:
    Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) của ĐNNG có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi
    mới GD và phát triển KT-XH, đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít
    chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; Một bộ
    phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt
    cho HS.
    Nguyên nhân dẫn đến thực tế đó có nhiều, đặc biệt trong đó có nguyên nhân hoạt động quản
    lý (QL) BD giáo viên (GV) chưa tương xứng, kém hiệu quả. Hiệu trưởng các trường trung học
    phổ thông (THPT) đang gặp khó khăn về QL bồi dưỡng giáo viên (BDGV). Có nhiều nguyên
    nhân gây ra những khó khăn ấy, như hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động, thiếu đội ngũ GV
    nồng cốt, đặc điểm nhà trường THPT là cấp học rất quan trọng trong hệ thống GD quốc dân. Sau khi học xong cấp này, tuỳ
    vào năng lực và điều kiện của từng em học sinh (HS), các em sẽ tham gia học ở các bậc học cao
    hơn hoặc lao động sản xuất. Chất lượng GD của cấp học phụ thuộc rất nhiều vào công tác
    BDGV THPT.
    Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với việc thực hiện phân ban cấp THPT, thực hiện thay sách
    giáo khoa (SGK), đổi mới hình thức đánh giá HS bằng trắc nghiệm khách quan, đổi mới
    phương pháp (PP) dạy học, sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy, kỹ năng cập nhật
    thông tin bằng Internet . thì việc BD nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, trình độ
    CMNV cho GV càng trở nâng cấp bách. Nên Hiệu trưởng các nhà trường THPT phải quan tâm
    đến QL BDGV, tiến hành cải tiến và sáng tạo trong việc QL BDGV, xem đây là công việc
    thường xuyên, lâu dài thì mới có thể theo kịp xu hướng GD mới và nâng cao chất lượng GD.
    Nghiên cứu về vấn đề QL BDGV hiện nay đã có nhiều công trình. Tuy nhiên, tại một số
    trường ở các huyện vùng sâu, có điều kiện kinh tế khó khăn của tỉnh Cà Mau chưa có công
    trình nào đi sâu nghiên cứu việc QL BDGV THPT.
    Xuất phát từ những lý do trên và căn cứ vào điều kiện, tính phù hợp với năng lực của bản
    thân, khi chọn đề tài này tôi hy vọng rằng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QL BDGV,
    từ đó làm cho chất lượng GD ở trường THPT một số huyện trong tỉnh Cà Mau được nâng lên.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu làm rõ thực trạng việc QL BDGV, từ đó đề xuất một số biện pháp QL phù hợp
    nhằm nâng cao hiệu quả công tác BDGV, góp phần nâng cao chất lượng GD THPT một số
    huyện trong tỉnh Cà Mau.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Hoạt động QL BDGV THPT ở một số huyện trong tỉnh Cà Mau.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng và biện pháp QL BDGV trường THPT ở một số huyện trong tỉnh Cà Mau.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Nếu đánh giá đúng thực trạng công tác QL BDGV và đề ra những biện pháp QL BDGV hợp
    lý thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD THPT ở một số huyện trong tỉnh Cà Mau.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    + Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề QL BDGV THPT.
    + Khảo sát thực trạng QL BDGV THPT ở một số huyện trong tỉnh Cà Mau. + Phân tích nguyên nhân dẫn tới thực trạng.
    + Đề xuất những biện pháp QL BDGV THPT trong tỉnh Cà Mau.

    6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

    6.1. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu 7 trường THPT thuộc 5 huyện trong tỉnh Cà Mau:
    1. Trường THPT Cái Nước, huyện Cái Nước.
    2. Trường THPT Phú Hưng, huyện Cái Nước.
    3. Trường THPT Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn.
    4. Trường THPT Thới Bình, huyện Thới Bình.
    5. Trường THPT Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời.
    6. Trường THPT U Minh, huyện U Minh.
    7. Trường THPT Khánh Lâm, huyện U Minh.

    6.2. Giới hạn của đề tài

    Đề tài chỉ nghiên cứu khía cạnh QL BDGV THPT của Hiệu trưởng.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    + Phân tích các văn bản về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về GD và ĐT, các
    văn bản của ngành GD và ĐT có liên quan đến đề tài.
    + Phân tích các tài liệu khoa học về QL, QLGD và QL trường học có liên quan đến đề tài.
    + Nghiên cứu các loại sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
    + Thu thập các tài liệu thực tế, tìm hiểu các đặc trưng, tính chất của vấn đề.
    + Sử dụng hệ thống câu hỏi đối với cán bộ quản lý (CBQL), GV các trường nghiên cứu để
    thu thập số liệu, đánh giá thực trạng QL BDGV.

    7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
    Nghiên cứu các kế hoạch của nhà trường, các tài liệu, các loại báo cáo sơ kết, tổng kết, báo
    cáo chuyên đề, các loại số liệu . để nhận định, đánh giá đúng thực trạng QL BDGV. Phân tích
    được nguyên nhân để đề ra biện pháp phù hợp.

    7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn QL BDGV mà các biện pháp của nó mang lại
    giá trị thực
    tiễn và lý luận để phổ biến. Đồng thời phát hiện một số tiêu cực để ngăn ngừa. Từ đó làm cơ sở
    xây dựng các biện pháp cho đề tài.

    7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các biện pháp

    Sử dụng bảng hỏi các biện pháp đề xuất với các CBQL, GV để tìm ra tính cần thiết và khả thi
    của các biện pháp.

    7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê

    Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu điều tra.

    8. Những đóng góp mới của đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...