Thạc Sĩ Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trun

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh​
    Information
    MS: LVQLGD025
    SỐ TRANG: 106
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2008



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong thời gian vừa qua, nước ta đã khẳng định vị trí của mình trong khu vực với nhiều sự kiện
    nổi bật. Một trong những sự kiện quan trọng đó là việc chúng ta gia nhập vào Tổ chức thương mại thế
    giới WTO. Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam từ một nước nông nghiệp về cơ bản sẽ trở thành
    nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Để thực hiện mục tiêu trên, mặt bằng dân trí phải
    được nâng cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Với yêu cầu cấp
    thiết đó, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo phải trang bị kiến thức cho người học không chỉ có khả
    năng nhớ các tri thức đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách
    chủ động, sáng tạo; đồng thời, người học phải có năng lực giao tiếp với cộng đồng trong công việc và
    cuộc sống hàng ngày.
    Học sinh ngày nay học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những
    kiến thức đã được học phải cần thiết, bổ ích cho bản thân người học và cho sự phát triển của xã
    hội.Trong bối cảnh xã hội phức tạp hiện nay, dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường
    đã ảnh hưởng không nhỏ tới lực lượng thanh thiếu niên trong cả nước. Các tệ nạn xã hội ngày càng có
    nguy cơ xâm nhập vào môi trường học đường. Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi thích khám phá, thích
    tự khẳng định mình thông qua các hoạt động giao tiếp. Theo A.Carrel, “Giáo dục quá thiên về trí thức
    sẽ tạo ra con người có óc mà không tim”. Chính vì lẽ đó, ngoài giờ học chính khóa ở lớp, các học sinh
    thường tham gia những hoạt động nhóm nhằm trao đổi thông tin, giải trí sau những giờ học căng thẳng
    trên lớp. Nhu cầu được giao tiếp, được tự khẳng định mình của thanh niên ngày càng tăng cao phù hợp
    với bốn trụ cột của Giáo dục thế kỉ XXI mà UNESCO đã đưa ra: “Học để biết, học để làm, học cùng
    chung sống học cách sống với người khác và học để tự khẳng định mình”. Ngoài giờ giảng dạy trên
    lớp, các giáo viên còn có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia
    sinh hoạt, giao lưu nhằm nâng cao các kỹ năng học tập chung, kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học
    vào thực tiễn trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng; đồng thời, nhằm hạn chế các tệ
    nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
    lớp (HĐGDNGLL).
    Trường trung học có nhiệm vụ “Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác
    theo chương trình giáo dục phổ thông”. “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động
    ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn
    xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các
    hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội,
    từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh”. [2, tr.1-12] Tầm quan trọng của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ngày càng được đề cao hơn khi Bộ
    Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa môn học “Giáo dục ngoài giờ lên lớp” vào chương trình phân
    ban lớp 10 từ năm học 2006-2007.
    Trong “Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
    phê duyệt ngày 28/12/2001, Đảng ta nêu rõ mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đối với giáo dục
    phổ thông là: “Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản,
    hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái
    độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết,
    năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.” và “Thực hiện chương trình phân ban
    hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời
    tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh .”.
    Theo Điều 2 Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
    phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
    độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
    đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6, tr. 1].
    HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ
    được củng cố và mở rộng tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển xúc cảm, tình cảm của bản thân và các
    năng lực riêng của mình. Qua đó, các em sẽ thể hiện khả năng chủ động, sáng tạo và tích cực của bản
    thân trong mọi hoạt động.
    Trong những năm qua, các trường trung học phổ thông ở tỉnh Tây Ninh nói chung và ở huyện
    Trảng Bàng nói riêng chưa thực sự chú trọng đến HĐGDNGLL. Đa số các hoạt động ngoài giờ lên lớp
    được “giao khoán” cho Đoàn thanh niên đảm trách. Nhìn chung, việc quản lý HĐGDNGLL của hiệu
    trưởng còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện theo mục tiêu chung của
    giáo dục. Bên cạnh đó, tình hình cơ sở vật chất của các trường còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng điều
    kiện tối thiểu cho hoạt động đặc thù này.
    Từ kinh nghiệm công tác Đoàn và quản lý trường THPT trong thời gian qua, tôi đã thu thập
    được một số thông tin về thực trạng của công tác quản lý việc tổ chức HĐGDNGLL của hiệu trưởng ở
    một số trường trung học phổ thông trong tỉnh. Thực hiện chủ trương về đổi mới chương trình sách giáo
    khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2006-2007, xuất phát từ yêu cầu thực tế về việc nâng cao
    chất lượng của việc tổ chức HĐGDNGLL, tôi định hướng nghiên cứu của mình vào đề tài: “Thực
    trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường
    trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về công tác quản lý HĐGDNGLL của hiệu
    trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh nhằm tìm ra ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
    quả quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện
    Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường
    trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT.
    4.2. Khảo sát thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL ở
    các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
    4.3. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ
    thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý việc tổ chức HĐGDNGLL theo chương
    trình phân ban mới - lớp 10 và 11- của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng
    Bàng, tỉnh Tây Ninh. Gồm 3 trường: THPT Nguyễn Trãi, THPT Lộc Hưng và THPT Bình Thạnh.

    6. Giả thuyết khoa học

    - Việc tổ chức HĐGDNGLL ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã được
    quan tâm nhưng vẫn còn có hạn chế. Bên cạnh đó, việc quản lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL chưa
    tiếp cận được mục tiêu, yêu cầu và chức năng quản lý giáo dục.
    - Nếu đánh giá đúng thực trạng thì có thể đề xuất được những biện pháp quản lý HĐGDNGLL
    hợp lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng
    Bàng, tỉnh Tây Ninh.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

    - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu

    - Xây dựng phiếu điều tra dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu. Trong đó gồm các loại
    phiếu: + Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý (cán bộ Sở GD&ĐT Tây Ninh: 6; Hiệu trưởng, phó Hiệu
    trưởng: 7; tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: 23).
    + Phiếu hỏi dành cho cán bộ Đoàn và giáo viên (Bí thư, phó Bí thư đoàn trường: 6; GVCN: 35;
    giáo viên còn lại thuộc thành viên Ban HĐGDNGLL:8).
    + Câu hỏi dành cho học sinh (lớp trưởng, lớp phó: 97; bí thư chi đoàn, phó bí thư chi đoàn lớp:
    71; học sinh lớp 10: 331)

    7.3. Các phương pháp bổ trợ

    Quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, lấy ý kiến chuyên gia.

    7.4. Phương pháp sử dụng toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu.

    8. Cấu trúc luận văn

    A. Phần mở đầu

    B. Phần nội dung
    1. Chương 1: Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL của Hiệu trưởng ở các trường THPT.
    2. Chương 2: Thực trạng về HĐGDNGLL và công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
    3. Chương 3: Biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

    C. Phần kết luận - kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...