Thạc Sĩ Thực trạng và biện pháp quản lí đội ngũ giảng viên ở trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và biện pháp quản lí đội ngũ giảng viên ở trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh​
    Information
    MS: LVQLGD023
    SỐ TRANG: 103
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2008




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác giáo
    dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu.
    Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Ðảng Cộng sản Việt Nam về công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Hội nghị Ban chấp hành Trung ương II đã đưa ra những định
    hướng và mục tiêu cơ bản cho công tác giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.
    Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Ðảng khoá IX xác định toàn Ðảng, toàn dân,
    toàn ngành giáo dục cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt những định hướng chiến lược về giáo
    dục - đào tạo của Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII). Từ nay đến năm 2010 phải tập trung vào 3
    nhiệm vụ lớn là:
    - Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục;
    - Phát triển quy mô giáo dục trên cơ sở bảo đảm chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn
    đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng;
    - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X, báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
    Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, một lần nữa khẳng
    định: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân Ưu tiên hàng đầu cho
    việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,
    nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ”
    Các trường đại học nói chung và trường đại học sư phạm (ĐHSP) nói riêng, đóng vai trò hết
    sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc nâng cao chất lượng
    đào tạo, tạo thế phát triển bền vững, lâu dài của từng trường là việc làm hết sức cấp bách và cần
    thiết.
    Ngày 12/10/1999 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 201/1999/QĐ-TTg về việc xây
    dựng hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (ĐHSP TP.HCM)
    thành trường Đại học Sư phạm trọng điểm. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 07/6/2004 của Ban Bí thư
    Trung ương Đảng “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
    dục” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hai trường ĐHSP trọng điểm và vai trò của các
    trường ĐHSP trọng điểm đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy -
    học, xây dựng các chiến lược, chính sách giáo dục quốc gia. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày
    11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao
    chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010” đã xác định mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn
    hoá, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ở tất cả các bâc học.
    Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh là nơi đào tạo giảng
    viên và nghiên cứu khoa học có uy tín, chất lượng. Đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên có
    trình độ đại học và trên đại học sau khi ra trường đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các trường
    phổ thông, cao đẳng và đại học, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục.
    Nhận rõ vai trò, trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, Nhà trường đã ra tuyên bố
    sứ mạng: “Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học
    hàng đầu của Việt Nam, đảm bảo có uy tín với trình độ và chất lượng cao về các sản phẩm đào tạo
    nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực Khoa học cơ bản và Khoa học Giáo dục
    - Sư phạm”.
    Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, Đảng bộ, Lãnh đạo Trường và toàn thể cán bộ,
    viên chức (CB,VC) xác định còn rất nhiều việc phải làm, trong đó, quan trọng nhất là xây dựng đội
    ngũ, và đội ngũ giảng viên được ưu tiên hàng đầu. Trong những năm qua, Trường đã có nhiều
    chính sách như: giữ sinh viên giỏi ở lại Trường đào tạo làm giảng viên; tiếp nhận cán bộ từ nơi
    khác có trình độ cao, chuyên môn giỏi Trường đã tổ chức 2 kỳ thi tuyển dụng công chức vào
    những năm 2000 và 2006, tuyển chọn được nhiều viên chức có năng lực, đạo đức, tác phong chuẩn
    mực, đáp ứng yêu cầu công tác.
    Trong giai đoạn phát triển mới, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh giữ một vai trò hết sức
    quan trọng, là một trong hai trường sư phạm trọng điểm của cả nước. Việc phát triển đội ngũ giảng
    viên của Trường là nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi những người làm công tác tổ chức phải nghiên cứu
    nghiêm túc các vấn đề về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng.
    Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về công tác phát triển đội ngũ giảng viên Trường
    ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015 trên các mặt: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử
    dụng. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ
    giảng viên ở Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học
    chuyên ngành Quản lý Giáo dục.

    2. Mục đích nghiên cứu


    Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên
    Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Công tác quản lý giảng viên ở Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh đã có chú trọng đến việc tuyển
    dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phân công giảng dạy, nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng
    được đầy đủ yêu cầu mới của trường đại học sư phạm trọng điểm. Nếu khảo sát, đánh giá được
    thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng thì có thể đề xuất các biện pháp phát
    triển đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
    5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường
    ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh.
    5.3. Dự báo tình hình đội ngũ giảng viên Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh từ nay đến
    năm 2020.
    5.4. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí
    Minh.

    6. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí
    Minh trong giai đoạn hiện nay trên các mặt: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp luận

    - Tiếp cận Hệ thống – Cấu trúc: xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của hệ
    thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại. Đội ngũ giảng
    viên và công tác quản lý đội ngũ giảng viên luôn có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác
    trong sự phát triển của trường ĐHSP. Thông qua việc nghiên cứu, sẽ phát hiện ra những yếu tố
    mang tính bản chất, tính quy luật của sự vận động và phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐHSP
    TP.HCM.
    - Tiếp cận Lịch sử – Logic: xem xét đối tượng trong một quá trình phát triển lâu dài của nó,
    từ quá khứ đến hiện tại, từ đó nhằm phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng về quá khứ - hiện tại
    - tương lai của đối tượng thông qua những phép suy luận biện chứng, logic.
    - Tiếp cận thực tiễn: cơ sở lý luận phải được minh chứng và hoàn chỉnh thông qua các sự
    kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng là hết sức cần thiết. Qua khảo sát sẽ
    phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ giảng viên, công tác quản lý đội ngũ giảng viên và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng nhằm đáp ứng được yêu
    cầu mới trong giai đoạn hiện nay.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu

    7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống hoá và nghiên cứu tài liệu.

    7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Điều tra bằng phiếu hỏi: thu thập thông tin thông qua phiếu hỏi ý kiến của giảng viên và
    cán bộ quản lý trong Trường.
    - Phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia: thu thập thông tin qua ý kiến của
    Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh phía nam, ý kiến phản hồi sinh viên về giảng viên; trao
    đổi, xin ý kiến trực tiếp của cán bộ quản lý, giảng viên và một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh
    vực giáo dục và đào tạo.

    7.2.3. Nhóm phương pháp toán thống kê

    - Xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng các phương pháp thống kê toán học thông
    qua các phần mềm máy tính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...