Luận Văn Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Như chúng ta đã biết nông nghiêp luôn được xem là ngành then chốt và có truyền thống lâu đời trong nền kinh tế Việt Nam. Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa và phương thức thủ công truyền thống. Trong gần ba thập kỉ qua nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lý nên kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất lúa gạo. Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương luôn quan tâm và tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng, nhất là về xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học kĩ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến đã đưa ngành sản xuất lúa gạo phát triển vượt bậc: từ chỗ thiếu lương thực, nước ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và đã khẳng đinh vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới trong nhiều năm qua. Lượng gạo tham gia vào các bên lưu thông chủ yếu phụ thuộc vào hai nguồn cung cấp chính đó là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Trong 15 năm gần đây tốc độ tốc độ tăng trưởng của sản xuất gạo khá ổn định, tỉ lệ xuất khẩu gạo trong tổng sản lượng gạo đã tăng từ 9.5% trong năm 1990 lên tới 26.7% trong năm 1999. Ngoài ra khoảng 10% gạo xuất khẩu không rõ phẩm chất và khoảng dưới 1% là gạo xuất khẩu dưới dạng đã nấu. Trong giai đoạn 1997-2001 với lượng xuất khẩu trung bình hàng năm khoảng 3.8 tấn Việt Nam đã cung cấp gạo cho hơn 120 quốc gia trên thế giới, thuộc tất cả các châu lục khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là xuất sang Châu Á (52%), Châu Âu (20%), Trung Đông (12.7%). Các hoạt động chế biến và lưu thông lúa gạo tuy đã có bước phát triển đáng kể song vẫn đang còn nhiều trở ngại cần phải phấn đấu vượt qua: năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh yếu.
    Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn trên, việc khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng như tìm các thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng xuất khẩu gạo luôn được xem là vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề kinh tế của mình là “THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM” nhằm mục tiêu tìm ra hướng và đề xuất những biện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề trên.

    2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:2.1.Mục tiêu chung:Đánh giá và phân tích thực trạng xuất khẩu gạo nhằm chỉ ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua (2007-2009). Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới.
    2.2.Mục tiêu cụ thể:

    Nghiên cứu và nhận xét thực trạng sản xuất, xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm qua (2007-2009)
    Đánh giá khả năng cạnh tranh của việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường thế giới.
    Phân tích những thuân lợi và khó khăn trong việc sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
    Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu gạo.
    3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:3.1.Phạm vi về không gian:Nghiên cứu trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
    3.2.Phạm vi về thời gian:Số liệu liên quan chủ yếu lấy từ năm 2007-2009.
    3.3.Đối tượng nghiên cứu:Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
    4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:4.1.Phương pháp luận:Phương pháp kiểm tra, đánh giá và tổng kết được thực hiện trên cơ sở các thông tin được thu thập để hình dung và biết được tình hình – thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam một cách tương đối chính xác. Đó cũng là căn cứ để phân tích đánh giá kết quả đề tài.
    4.2.Phương pháp phân tích:4.2.1.Phương pháp thu thập số liệu:Thu thập thông tin số liệu thứ cấp trên báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, tổng cục thống kê
    4.2.2.Phương pháp phân tích: đối với mục tiêu cụ thể.

    Đối với mục tiêu thứ nhất: sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, tức là dựa vào số liệu thu thập được trong những năm 2007-2009 rồi đưa ra nhận xét về tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian qua.
    Đối với mục tiêu thứ hai: đánh giá khả năng cạnh tranh của việc xuất khẩu lúa gạo ra thế giới dựa trên nghiên cứu ứng dụng, nhân quả.
    Đối với mục tiêu thứ ba: phân tích từ đó rút ra nhận định về những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
    Đối với mục tiêu thứ tư: sử dụng phương pháp quy nạp và suy luận để đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu gạo ở nước ta trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...