Thạc Sĩ Thực trạng và biện pháp hoạt động giảng dạy tại trường đại học công nghệ Sài Gòn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và biện pháp hoạt động giảng dạy tại trường đại học công nghệ Sài Gòn​
    Information
    MS: LVQLGD077
    SỐ TRANG: 104
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Để thực hiện xã hội hóa giáo dục, từ năm 1989 Đảng và Nhà nước cho phép thành lập loại
    hình trường Đại học ngoài công lập và trường Cao đẳng kỹ nghệ (SEC) được ra đời tháng 10 năm
    1997. Đến năm 2004 theo QĐ số 57/2004 QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, trường được chuyển
    lên hệ Đại học và đổi tên thành trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU). Đây là một chủ trương
    rất đúng đắn, hợp quy luật và phù hợp với tình hình đất nước nên loại hình trường Đại học ngoài
    công lập ngày càng phát triển và giữ một vị trí nhất định trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy
    nhiên, hệ thống văn bản cũng như các tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lí nói chung và quản lí đào
    tạo nói riêng đối với loại hình trường này, cho đến nay, chỉ mới hoàn thành ở bước đầu, ở mức
    khung tối thiểu cần thiết, chưa có những qui định cụ thể chỉ đạo hoạt động đặc trưng của loại hình
    trường này.
    Hiện nay, việc quản lí hoạt động giảng dạy ở các trường đại học ngoài công lập vẫn dựa vào mô
    hình quản lí giảng dạy ở trường đại học công lập, trong khi đó, trường đại học ngoài công lập có
    những đặc điểm, đặc trưng khác biệt so với trường đại học công lập. Vì thế, việc quản lí, điều hành
    hoạt động đào tạo ở loại hình trường đại học ngoài công lập vẫn còn phần nào mang tính áp đặt,
    kinh nghiệm, mò mẫm, vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường sao cho
    không vi phạm pháp lí mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.

    1.2. Nhìn chung, thực trạng quản lí việc giảng dạy của các trường đại học ngoài công lập chưa
    có nét đặc trưng. Các biện pháp quản lí đều dựa trên mô hình quản lí của các trường công lập. Trong
    khi đó các điều kiện giảng dạy của các trường đại học ngoài công lập khác xa với các trường đại
    học công lập ở hai phương diện:
    - Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên đa phần là thỉnh giảng từ các trường đại học công lập,
    trình độ chuyên môn khác nhau, đôi khi các môn học chuyên ngành không phù hợp với tiêu chí và
    mục tiêu đào tạo của trường. Thời gian giảng dạy eo hẹp gây khó khăn cho việc xếp lịch dạy của
    nhà trường. Việc quản lí chuyên môn và sinh hoạt chuyên môn cũng khó so với đội ngũ giảng viên
    cơ hữu.
    - Sinh viên đầu vào được tuyển sinh theo phương thức xét tuyển nên trình độ yếu hơn so với sinh
    viên các trường công lập. Sinh viên được xét tuyển vào trường phần lớn từ các tỉnh thành phía Nam
    nên trình độ chênh lệch nhau khá lớn. Vì vậy phải có những phương pháp và biện pháp giảng dạy và
    quản lí giảng dạy phù hợp mới có thể đạt được mục tiêu và chất lượng giáo dục của nhà trường.

    1.3. Nghiên cứu về quản lí hoạt động giảng dạy ở trường Đại học ngoài công lập chưa có công
    trình nào, ngoại trừ công trình “Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy ở
    trường trung học phổ thông ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh”. Cần phải làm rõ đặc trưng
    của loại hình trường Đại học ngoài công lập và thực trạng quản lí hoạt động dạy học nói chung và
    hoạt động giảng dạy nói riêng để đề xuất các giải pháp, biện pháp quản lí phù hợp với đặc điểm của
    loại hình trường này, góp phần nâng cao chất lượng quản lí đào tạo, nâng cao chất lượng GD-ĐT
    của loại hình trường ĐH ngoài công lập.
    Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt
    động giảng dạy ở trường Đại học Công nghệ Sài Gòn” để nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy ở trường
    ĐHCNSG, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy phù hợp với đặc trưng của nhà
    trường góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động giảng dạy và chất lượng đào tạo của
    trường Đại học Công nghệ Sài gòn.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


    3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lí hoạt động dạy học ở trường đại học.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy ở trường đại
    học Công nghệ Sài Gòn.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Hiện nay, công tác quản lí hoạt động giảng dạy ở các trường ĐHNCL chưa phù hợp với đặc
    trưng của nhà trường. Nếu có những biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy phù hợp với đặc trưng
    của nhà trường sẽ phát huy năng lực của đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
    dạy học của trường ĐHNCL.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu một số cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
    5.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của trường ĐHCNSG.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy cho loại hình trường này và thực
    nghiệm các biện pháp đề xuất.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    6.1. Về nội dung: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu công tác QL hoạt động giảng dạy.

    6.2. Về phạm vi khảo sát và thực nghiệm: Đề tài chỉ khảo sát công tác QL hoạt động giảng dạy

    ở 7 khoa: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thực phẩm và Cơ điện tử, Kỹ thuật
    công trình, Điện-điện tử, Mỹ thuật công nghiệp của trường STU và tiến hành thực nghiệm thăm dò
    một số biện pháp trên khoa Công nghệ thực phẩm .

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp luận

    - Quan điểm hệ thống – cấu trúc.
    - Quan điểm lịch sử - logic
    - Quan điểm thực tiễn.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu.

    - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa những
    tài liệu, công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    ã Phương pháp Điều tra bằng phiếu câu hỏi. Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi gồm các câu hỏi
    mở và câu hỏi đóng. Những câu hỏi xoay quanh công tác quản lí hoạt động giảng dạy và các
    biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy mà nhà trường đã áp dụng, hiệu quả của các biện pháp
    QL Phiếu hỏi được thăm dò trên ba đối tượng, đó là GV và CBQL và SV năm cuối của 7 khoa
    trong trường.
    ã Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
    Chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu CBQL và một số GVTG về các vấn đề quản lí hoạt
    động giảng dạy cũng như những biện pháp quản lí hiệu quả hoạt động giảng dạy ở trường
    ĐHNCL.
    ã Phương pháp xin ý kiến chuyên gia. Chúng tôi sẽ gặp gỡ và trò chuyện hoặc bằng phiếu
    hỏi mở các vấn đề về quản lí hoạt động giảng dạy ở trường ĐHNCL với các chuyên gia nghiên
    cứu sâu về vấn đề này hoặc các nhà quản lí có nhiều kinh nghiệm.
    - Phương pháp thực nghiệm
    Tiến hành thực nghiệm thăm dò 1- 2 biện pháp đề xuất trên GV khoa công nghệ thực phẩm.

    7.3. Phương pháp toán: Sử dụng phần mềm SPSS for windown.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...