Đồ Án Thực trạng và 1 số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn h

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    33 trang

    PHẦN MỞ ĐẦU

    Đi lên từ một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam lại trải qua 2 cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc kéo dài. Cộng với nó là một chế độ kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp trong thời bình. Điều đó sẽ đưa nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nó thể hiện đời sống của nhân dân thấp kém dưới mức trung bình, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, y tế, giáo dục, xã hội không đảm bảo. Trước tình hình đó Đảng và nhà nước ta đã thực hiện một cuộc cải cách lớn: chuyển dịch kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung-nền kinh tế "đóng cửa" sang nền kinh tế hàng hóa - nền kinh tế "mở cửa". Sau đại hội 6 (tháng 8/1986) một năm, năm 1987 Nhà nước ta đã ban hành và thực thi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều này xuất phát từ nhu cầu về vốn đầu tư quốc tế không thể thiếu trong tình hình vốn trong nước bị hạn hẹp. Lôgic của vấn đề dẫn tới một kết luận rằng : Huy động và sử dụng nguồn lực nước ngoài là giải pháp quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khó khăn. Việc thực thi định hướng nền kinh tế 14 năm qua góp phần đáng kể vào các thành tựu cải cách, trong đó có cả việc thu hút một khối lượng không nhỏ vốn nước ngoài. Nhất là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước trong mấy năm qua, với những thành tựu khá ngoạn mục, một mặt chỉ ra giải pháp phát triển tổng quát đáng tin cậy, mặt khác nó làm rõ các giới hạn cần được vượt bỏ để nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Trong số các giới hạn, nguồn vốn phát triển hiện đang là một trong các thách thức to lớn nhất, khó khắc phục nhất.

    Chính sự quan trọng của vốn quốc tế trong công cuộc phát triển đất nước. Đặc biệt khi nước ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hiện đại hoá thì nó càng trở lên cấp thiết. Nó có thể góp phần rút ngắn thời gian công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì vậy mà thu hút đầu tư trực tiếp và viện trợ phát triển chính thức luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Với bản thân mình xét thấy đây là một vấn đề rất thiết thực, nó cung cấp và trang bị thêm kiến thức hiểu biết cho sinh viên kinh tế khi ra trường. Cho nên em chọn đề tài "Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"để nghiên cứu. Đề tài này gồm 3 phần:


    Phần I: Lý luận chung về đầu tư nước ngoài.

    Phần II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức nước ngoài vào Việt Nam.

    Phần III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức.

    Với sự hiểu biết bản thân còn lại hạn chế cho nên trong quá trình nghiên cứu chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những sai sót mắc phải. Vì vậy bản thân rất mong có sự góp ý kiến của các thầy cô giáo, các sinh viên quan tâm tới đề tài này để đề tài được hoàn thiện hơn.

    Cuối cùng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy giáo: Đỗ Hoàng Toàn và trung tâm thông tin tư liệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này.



    PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

    I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

    1.1. Đầu tư và các khái niệm có liên quan

    Hoạt động đầu tư là hoạt động vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy mà nó trở thành một trong những vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm đến. Từ trước tới nay đã có rất nhiều định nghĩa về đầu tư nhưng chung quy lại nó đều chứa đựng một nội dung cơ bản.

    Theo giáo trình hiệu quả quản lý dự án nhà nước thì:

    * Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lợi.

    * Một cách định nghĩa khác cho đầu tư là một quá trình hoạt động bỏ vốn vào xây dựng , tạo lập cơ sở trong một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm mục đích tạo ra sự thu nhập, lợi ích hoặc tạo ra công ăn việc làm (dịch vụ) trong tương lai.

    * Đầu tư quốc tế là một quá trình hoạt động mà bên nước ngoài hoặc các tổ chức viện trợ quốc tế bỏ vốn vào một nước để xây dựng, tạo lập cơ sở trong một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm mục đích tạo ra sự thu nhập, lợi ích hoặc tạo ra công ăn việc làm (dịch vụ) trong tương lai.

    Bất kỳ một quốc gia nào khi xem xét đầu tư quốc tế đều phải xem xét tới nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn viện trợ phát triển nước ngoài (ODA). Vậy đầu tư trực tiếp là gì ? Viện trợ phát triển chính thức là ? trả lời câu hỏi này từ trước tới nay cũng có rất nhiều quan điểm nhưng nhìn chung nó đều thống nhất cả về nội dung và hình thức. Dưới đây là một trong những cách định nghĩa mang tính chuẩn xác hơn cả.

    * Nguồn viện trợ chính thức (ODA) là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức quốc tế các nước, các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng của các nước khác.

    *Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

    1.2 Các hình thức đầu tư quốc tế

    Đầu tư có nhiều cách phân loại. Nhưng xét theo tính chất địa lý có thể phân thành đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế (Đầu tư nước ngoài).

    Tuy nhiên do điều kiện về mặt thời gian có hạn cho nên dưới đây bản thân em xin trình bày "các hình thức đầu tư quốc tế" có liên quan tới việc nghiên cứu đề tài.

    Đầu tư quốc tế có 2 dòng chính: Đầu tư của tư nhân và trợ giúp phát triển chính thức (ODA) của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, xem sơ đồ dưới đây




    TÀI LIÊỤ THAM KHẢO


    1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của Vũ Trường Sơ.

    2. Giáo trình: Đầu tư nước ngoài, Xuất bản 1997

    3. Giáo trình: Kinh tế quốc tế

    4. Giáo trình: Quản lý kinh tế II

    5. Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án

    7. Nghiên cứu kinh tế số 250 (tháng 3/1999)

    8. Nghiên cứu vấn đề kinh tế thế giới số 2 (64)-2000; số 4 (66) - 2000.

    9.Tạp chí thông tin tài chính số 1, số 11, số 13, số 16-2000

    10. Tạp chí kinh tế và dự báo số 1 - 2000; số 10-1999

    11. Tạp chí tài chính số 8/2000; số 4 (426-2000)

    12. Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức (Ban hành kèm theo nghị định số 20 - CP 15/03/1994)

    13. Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế - Lê Văn Châu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...