Đồ Án Thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông hiện nay

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang

    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài 2
    2. Mục đích nghiên cứu 5
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
    B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6
    1. Cơ sở lý luận 6
    2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường hiện nay 6
    3.Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý 8
    4. Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục có hiệu quả 10
    4.1 Các giải pháp cơ bản 10
    4.2 Các biện pháp cụ thể
    5. Kết quả 22
    C KẾT LUẬN 23



































    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1 Lý do khách quan
    a. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:
    *) Máy tính, mạng Internet và thế giới ảo trên Internet
    Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CNTT&Truyền thông (ICT) thay vì CNTT (IT).
    Một máy tính nối mạng không phải chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi email mà nó là kênh kết nối chúng ta với tất cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri thức nhân loại, có thể làm quen giao tiếp với nhau hoặc tham gia những tổ chức ở xa nửa vòng trái đất. Mạng máy tính toàn cầu thực sự đã tạo ra một thế giới mới trong đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: thương mại điện tử (ecommerce), giáo dục điện tử (elearning), trò chơi trực tuyến (game online), các diễn đàn (forum), các mạng xã hội (social network), các công dân điện tử (blogger),
    * ) Lợi ích mà thể giới ảo trên Internet mang lại
    Tuy gọi là thế giới ảo nhưng nó đem lại lợi ích thực sự cho những người tham gia, thậm chí những lợi ích đem lại còn nhiều hơn so với trong thế giới thật. Ví dụ những cá nhân tham gia thương mại điện tử có thể ngồi ở nhà, thông qua máy tính nối mạng để buôn bán trao đổi và có thể thu được rất nhiều lợi nhuận. Học sinh có thể tham gia các hệ thống học trực tuyến trên mạng mà không phải tốn một đồng học phí, mà kiến thức thu được còn nhiều hơn là theo lớp học thật. Một học sinh ở Hà Nội có thể thông qua một hệ thống học trực tuyến để theo học một thầy giáo ở tận TP HCM. Một thầy giáo có thể dạy cùng một lúc hàng vạn học sinh.
    Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia sẻ với nhau các tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc trong đời sống và công việc. Ví dụ mọi người có thể chia sẻ các đoạn phim hoặc các bài hát, có thể chia sẽ các bài viết về những kiến thức khoa học, xã hội, v.v Ví dụ các bậc phụ huynh trên cả nước có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc con cái. Các giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu ảnh, phim, các bài giảng và giáo án với nhau, để xây dựng một kho tài nguyên khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người. Học sinh cũng có thể thông qua các mạng xã hội để trao đổi những kiến thức về học tập và thi cử.
    *) Những thế mạnh của thế giới ảo so với thế giới thật
    Trong nhiều lĩnh vực, các hoạt động của thế giới ảo trên mạng Internet tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội so với ở thế giới thực. Bởi vì đó là một “Thế giới phẳng” (tên một cuốn sách nổi tiếng của Thomas L.Friedman đã được dịch sang tiếng Việt) nơi mà tất cả mọi người tham gia sẽ ở cùng một điểm xuất phát, không phân biệt vị trí địa lý, nghề nghiệp, tuổi tác, địa vị xã hội. Trong thế giới này, các hoạt động có thể diễn ra vô cùng lớn mạnh với hàng triệu người tham gia. Các kết quả mà thế giới ảo đạt được có thể không bao giờ làm được trong thế giới thật (ví dụ xây dựng thư viện trực tuyến khổng lồ hoặc các công cụ tìm kiếm tri thức toàn cầu).
    Chi phí để vận hành thế giới ảo này hầu như không đáng kể so với thế giới thật, ví dụ thương mại điện tử sẽ không cần phải có cửa hàng, kho bãi, không cần nhân viên tiếp thị phải đi khắp nơi, học trực tuyến không cần trường học, lớp học, đồ dùng dạy học, v.v . hay các diễn đàn hội thảo không cần hội trường, chi phí đi lại ăn ở cho các đại biểu v.v .
    Mặc dù ở nhiều lĩnh vực thì hoạt động của thế giới ảo trên Internet không thể thay thế, mà chỉ có thể hỗ trợ cho các hoạt động thật, tuy nhiên thực tế nó đang phát triển mạnh mẽ và ở nhiều lĩnh vực đã lấn át các hoạt động thật (ví dụ đọc báo điện tử, nghe nhạc trực tuyến .). Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, mỗi chúng ta đều phải nhanh chóng thích nghi với những thay đổi mới của thế giới nếu như không muốn tụt hậu.
    Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.
    *) Tầm quan trọng của CNTT trong nhà trường
    Khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.
    Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ hông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT.
    Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
    Với tầm quan trọng đó, năm học 2008-2009 Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra chủ đề “ Năm ứng dụng CNTT " trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn.
    Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Trong bản sáng kiến này, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình trong các năm học vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình.
    b. Tác dụng của CNTT trong dạy học ở bậc học THCS
    Môn Tin học ở bậc THCS bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính,
    Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
    + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
    + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
    + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
    + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học.
    + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
    + Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
    *) Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:
    + Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán, bài văn . đã học ở các môn học khác.
    + Phần mềm sử dụng bảng tính: Học sinh ứng dụng từ các môn học như toán, vật lý . để tính toán một cách nhanh chóng, chính xác.
    + Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
    + Phần mềm tập gõ bàn phím bằng mười ngón tay Mario: Giúp HS luyện tập cách làm việc với bàn phím một cách chuẩn xác nhanh chóng và hiệu quả cao.
    + Trong chương trình tin học THCS thì một số bài học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...