Luận Văn Thực trạng tỷ giá hối đoái ở việt nam giai đoạn 2008 đến nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/3/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong 20 năm trở lại đây, chúng ta đã từng chứng kiến những sự kiện Tài chính – Tiền tệ làm rung chuyển thế giới, đó là: cuộc khủng hoảng đồng peso Mexico tháng 12/1994; sự mất giá kỉ lục của USD vào năm 1995, để rồi lên giá đột biến sau đó; cuộc khủng hoảng Tài chính – Tiền tệ Đông Nam Á vào năm 1997 – 1998; sự ra đời đồng tiền chung Châu Âu EURO; cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ Mỹ năm 2008, những sản phẩm mới trên thị trường ngoại hối .Những biến động về Tài chính - Tiền tệ với quy mô và tốc độ chưa từng có, đã ảnh hưởng lây lan có tính dây chuyền và để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn kinh tế và công ty.
    TGHĐ luôn gắn liền với các nền kinh tế thị trường mở, do đó trước nhu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải có sự am hiểu thấu đấu về lĩnh vực này, đặc biệt là những kiến thức hiện đại đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. TGHĐ là một trong những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và là một yếu tố vô cùng quan trọng. Không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do TGHĐ gây ra. TGHĐ đang tạo ra một sự chú ý đặc biệt đối với các nhà kinh tế, các nhà chính trị và nó đã trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi và kéo dài không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Trong một loạt các chính sách tài chính - tiền tệ, thì chính sách điều chỉnh TGHĐ mà điển hình là chính sách nâng giá tiền tệ hay phá giá tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế cả về đối nội lẫn đối ngoại. Với chính sách TGHĐ, CP các quốc gia có thể đưa nền kinh tế thoát ra khỏi những cuộc khủng hoảng tài chính và ngược lại cũng có thể vì một chính sách TGHĐ không hợp lý mà đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng. Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng cán cân thương mại, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài luôn là những mục tiêu kinh tế quan trọng của mọi quốc gia, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay; để thực hiện được những mục tiêu đó, tùy vào tình hình cụ thể của từng nước mà áp dụng chính sách điều chỉnh TGHĐ cho phù hợp.
    Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề TGHĐ trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như tính cấp thiết của vấn đề này đối với nền kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Việt Nam tiến hành mở cửa cải cách nền kinh tế vào năm 1986, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào đầu năm 2007, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 tới nền kinh tế Việt Nam, điển hình là trong năm 2011. Với sự gia tăng mạnh mẽ của TGHĐ chủ yếu là tỷ giá VND/USD, lạm phát có tình hình diễn biên phức tạp trong năm 2011, giá vàng tăng lên chóng mặt liên tục phá kỷ lục về giá, giới đầu cơ liên tục làm giá. Bên cạnh đó, hiện tượng tích trữ ngoại tệ trong người dân còn phổ biến dẫn đến sự khan hiếm ngoại tệ, cán cân thanh toán bị thâm hụt, lái suất ngân hàng tăng cao đã tác động tới TGHĐ. Để làm rõ những tác động đó tới TGHĐ, hiểu rõ được thực trạng TGHĐ thực tế ở Việt Nam. Do đó, em đã chọn đề tài: “Thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay” cho đề án của mình.
    Đề tài nghiên cứu với mục đích là nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững hơn về mặt lý thuyết và cơ sở ứng dụng của TGHĐ, chính sách điều chỉnh TGHĐ. Đặc biệt là ứng dụng thực tiễn vào thực trạng tình hình biến động TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp giải quyết biến động TGHĐ cho Việt Nam.
    Đối tượng nghiên cứu của đề án là thực trạng TGHĐ của Việt Nam cùng với chính sách TGHĐ đối với hoạt động thương mại, phát triển kinh tế nói chung. Phạm vi nghiên cứu là vấn đề TGHĐ, chính sách điều chỉnh TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay với những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
    Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, nội dung của đề án được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
    Chương 2: Thực trạng tỷ giá hối đoái và chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay
    Chương 3: Một số giải pháp ổn định tỷ giá hối đoái Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
    DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
    LỜI MỞ ĐẦU 5
    CHƯƠNG 1: 7
    TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7
    1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7
    1.1. Sự hình thành tỷ giá hối đoái 7
    1.2. Ngoại tệ và ngoại hối 7
    1.2.1. Ngoại tệ 7
    1.2.2. Ngoại hối 7
    1.3. Khái niệm về tỷ giá hối đoái 8
    1.4. Phân loại tỷ giá hối đoái 8
    1.4.1. Căn cứ vào phương tiện di chuyển ngoại hối 8
    1.4.2. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 9
    1.4.3. Căn cứ vào thời điểm giao nhận ngoại hối 9
    1.4.4. Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối 9
    1.4.5. Căn cứ vào mối quan hệ với lạm phát 9
    1.4.6. Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá 10
    1.4.7. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế 10
    1.5. Cách xác định tỷ giá hối đoái 11
    1.6. Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái 12
    1.6.1. Theo phương pháp trực tiếp 12
    1.6.2. Theo phương pháp gián tiếp 12
    1.7. Vai trò của tỷ giá hối đoái 13
    1.7.1. Tỷ giá hối đoái và hoạt động thương mại quốc tế 13
    1.7.2. Tỷ giá hối đoái và lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm 14
    1.7.3. Một số vai trò khác 14
    1.7.3.1. Đối với đầu tư nước ngoài 14
    1.7.3.2. Với nợ nước ngoài 15
    1.8. Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái 15
    2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 15
    2.1. Quan hệ cung cầu 15
    2.2. Cán cân thanh toán quốc tế 16
    2.3. Lạm phát giữa các quốc gia 16
    2.4. Lãi suất tín dụng giữa các quốc gia 17
    2.5. Các nhân tố khác 17
    2.5.1. Chính sách kinh tế vĩ mô của CP 17
    2.5.2. Hàng rào thương mại 17
    2.5.3. Sở thích hàng nội so với hàng ngoại 18
    2.5.4. Năng suất lao động 18
    2.5.5. Yếu tố tâm lý, kỳ vọng 18
    2.6. Nhận định chung về các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái 19
    3. CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 19
    3.1. Khái niệm về chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 19
    3.2. Phân loại chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái: 20
    3.3. Mục tiêu của chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 20
    3.4. Một số công cụ trong chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 21
    3.4.1. Công cụ lãi suất chiêt khấu 21
    3.4.2. Công cụ ngoại hối 22
    3.4.3. Chính sách tài khóa của CP 22
    3.4.4. Phá giá tiền tệ 24
    3.4.5. Nâng giá tiền tệ 24
    3.5. Tác động của chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 25
    3.5.1. Tác động tới hoạt động ngoại thương 25
    3.5.2. Tác động tới hoạt động thương mại trong nước 26
    3.5.3. Tác động tới phát triển kinh tế 27
    3.6. Căn cứ khi lựa chọn chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 28
    CHƯƠNG 2: 29
    THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY 29
    1. GIAI ĐOẠN 2008-2010 29
    1.1 Năm 2008 29
    1.2 Năm 2009 . 33
    1.3 Năm 2010 . 36
    2. GIAI ĐOẠN 2011 .43
    3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY 48
    CHƯƠNG 3: 52
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY 52
    1. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG 52
    2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI 52
    3. CÁC GIẢI PHÁP 53
    3.1. Chính sách ngoại hối 53
    3.2. Chính sách đối với ngoại tệ 54
    3.3. Chính sách đối với xuất nhập khẩu . 55
    3.4. Các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô 56
    3.5. Một số giải pháp khác 57
    KẾT LUẬN 58
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...