Thạc Sĩ Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở ii trường đại học lao động – x

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở ii trường đại học lao động – xã hội thành phố hồ chí minh

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    1.1 Cùng với loài người, dân tộc Việt Nam đang sống những năm tháng đầu tiên của thế kỷ
    mới, thế kỷ XXI, cũng là mở đầu thiên niên kỷ mới, thiên niên kỷ thứ ba. Thế kỷ mà khoa
    học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Giờ đây, giai đoạn bùng nổ kiến thức, thông
    tin trong đà tiến lên như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ không những đưa vai
    trò con người và nhân tố con người ở hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội, mà còn định
    hình ngày càng rõ hơn vai trò của nguồn lực trí tuệ, của con người trí tuệ. Không có nguồn
    lực này, con người này, không thể hình dung nổi lực lượng sản xuất hiện đại và kinh tế tri
    thức. Tri thức và trí tuệ trở thành một quyền lực. Chuyển mình cùng thời đại, nước ta bước
    vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiều biến đổi sâu sắc và tầm vóc to
    lớn với nhịp độ phát triển ngày càng cao. Làm thế nào để có nguồn lực trí tuệ đáp ứng nhu
    cầu của xã hội hiện nay? Đó là một bài toán mà ngành giáo dục cần phải giải quyết.

    1.2 Thực tế giáo dục nước ta hiện nay quy mô tăng, điều kiện thiếu, dẫn đến chất lượng
    giảm. Chính vì vậy nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ phương hướng phấn đấu của
    nền giáo dục nước ta trong giai đoạn mới là : nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện , đổi
    mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học thực hiện “ chuẩn hóa, hiện đại
    hoá, xã hội hoá” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Lực lượng chủ yếu thực hiện phương
    hướng trên là đội ngũ giáo viên như Usinxki đã khẳng định : “Trong việc giáo dục, tất cả
    phải dựa vào nhân cách người giáo dục”.[25, tr.189 ] Chỉ cần một người thầy không đủ
    năng lực và phẩm chất thì sẽ ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ sau này.

    1.3 Vấn đề nhân cách người giáo viên nói chung, năng lực giảng dạy nói riêng đáp ứng
    được những yêu cầu của xã hội là vấn đề bức thiết hiện nay. Do đó, người giáo viên phải nỗ
    lực phấn đấu, không ngừng học tập rèn luyện nhân cách nói chung và năng lực giảng dạy
    nói riêng cho mình. Về vấn đề nhân cách người giáo viên nói chung và năng lực giảng dạy
    nói riêng, từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết có giá trị. Nhưng các
    tác giả mới chỉ nghiên cứu nhân cách, năng lực chung của người giáo viên, chưa nghiên cứu
    năng lực giảng dạy ở từng lĩnh vực cụ thể. Do đó việc làm sáng tỏ năng lực giảng dạy của
    người giáo viên đối với từng lĩnh vực cụ thể từ sự tự đánh giá của họ là rất quan trọng và
    cần thiết trong việc nâng cao năng lực giảng dạy lĩnh vực đó, đáp ứng yêu cầu ngày càng
    cao của xã hội.

    1.4 Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội TP. Hồ Chí Minh ( Trường có quyết định
    nâng cấp từ Trường Trung học Lao động – Xã hội vào ngày 1 tháng 1 năm 2007) trực thuộc
    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Hiện nay Trường đang đào tạo học sinh có trình độ
    trung học các chuyên ngành: Quản trị nhân lực, Lao động - Xã hội, Kế toán. Bên cạnh đó,
    Trường còn cộng tác với cơ sở I Trường Đại học Lao động - Xã hội Hà Nội để đào tạo sinh
    viên có trình độ cao đẳng về Quản lý lao động và Công tác xã hội. Trong năm học 2007 -
    2008 Trường dự kiến xét tuyển 100 chỉ tiêu đại học, 200 chỉ tiêu cao đẳng và khoảng 1000
    chỉ tiêu trung học. Do vậy việc tìm hiểu năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên của
    Trường, để đưa ra những biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, đáp
    ứng nhu cầu phát triển của Trường là vấn đề cấp thiết hiện nay.
    Từ những lý do nêu trên, việc tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài : “Thực trạng tự
    đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường Đại học Lao động – Xã hội
    TP.Hồ Chí Minh” là hết sức cần thiết và cấp bách.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra thực tiễn, đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng
    tự đánh giá NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM. Từ đó đưa ra những
    biện pháp nhằm nâng cao NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM để đáp
    ứng với sự phát triển của Trường hiện nay.

    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về NLGD của người giáo viên, ý thức, tự ý thức,
    đánh giá, tự đánh giá, tự đánh giá của giáo viên.
    - Khảo sát thực trạng tự đánh giá NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH
    TPHCM
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLGD của giáo viên cơ sở II Trường
    ĐHLĐXH TPHCM

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Tự đánh giá NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM

    4.2. Khách thể nghiên cứu
    Cán bộ quản lý: Các Phó giám đốc, Trưởng Phó phòng ban, Trưởng Phó khoa, Ban
    thanh tra giáo dục .Tất cả giáo viên (60 giáo viên) cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM.

    5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    - Đa số giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM tự đánh giá ở mức khá về NLGD.
    - Có sự khác biệt về sự tự đánh giá NLGD giữa các nhóm khách thể nghiên cứu theo giới
    tính, trình độ đào tạo, chuyên ngành được đào tạo và thâm niên công tác. - Có sự tương quan có ý nghĩa giữa các kết quả tự đánh giá từng mặt năng lực trong
    NLGD và sự tương quan giữa từng mặt năng lực với NLGD nói chung của giáo viên cơ sở
    II Trường ĐHLĐXH TPHCM.

    6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Nội dung nghiên cứu
    Chỉ tập trung tìm hiểu về thực trạng tự đánh giá NLGD: Năng lực hiểu học sinh trong
    quá trình giảng dạy, tri thức và tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu học tập, nắm vững
    kỹ thuật giảng dạy và năng lực ngôn ngữ của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM.
    Khách thể nghiên cứu
    Cán bộ quản lý: Các Phó giám đốc, Trưởng Phó phòng ban, Ban thanh tra giáo dục .Tất
    cả giáo viên (60 giáo viên) cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM .

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận


    Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu.
    Phương pháp này diễn ra theo giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát
    hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên
    cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các sách báo, các đề cương bài giảng về các vấn
    đề liên quan đến đề tài.

    7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.1 Phương pháp điều tra bằng anket
    Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi đối với giáo viên nhằm thu thập số liệu, đánh giá thực
    trạng tự đánh năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội.
    Ankét được xây dựng trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và trên cơ sở phiếu thăm
    dò ý kiến được phát ra để điều tra thử trên diện hẹp (20 giáo viên), từ đó đưa ra những chỉnh
    lý, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính phù hợp, độ tin cậy của bộ công cụ để tiến hành
    điều tra trên diện rộng. Anket tập trung vào các nội dung cần tìm hiểu sau:
    Tự đánh giá các lí do chọn nghề dạy học của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP.
    HCM.
    Tự đánh giá về NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM.
    Có 5 bậc điểm được quy ước như sau
    5 M là mức độ rất tốt (ứng với 5 điểm)
    4 M là mức độ tốt (ứng với 4 điểm)
    3 M là mức độ khá (ứng với 3 điểm)
    2 M là mức độ trung bình (ứng với 2 điểm)
    1 M là mức độ dưới trung bình (ứng với 1 điểm)

    Tự đánh giá cơ sở đem lại năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH
    TP. HCM.

    7.2.2 Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
    Phỏng vấn các Phó giám đốc, Trưởng Phó phòng ban, Trưởng Phó khoa, Ban thanh tra
    giáo dục để nắm bắt thêm tình hình thực tế NLGD của giáo viên, nguyên nhân dẫn đến thực
    trạng đó và các biện pháp nhằm nâng cao NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH
    TP. HCM.
    Tham khảo ý kiến các chuyên gia với mục đích tìm các kết luận thoả đáng trong việc
    đánh giá thực trạng tự đánh giá NLGD của giáo viên và đề xuất các biện pháp nâng cao
    NLGD của giáo viên.

    7.2.3 Phương pháp quan sát
    Dự giờ các giáo viên, mỗi giáo viên dự 2 tiết nhằm thu thập những thông tin cần thiết
    bổ sung cho việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

    7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
    Nghiên cứu bài giảng, giáo án của một số giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM
    để tìm hiểu năng lực giảng dạy của giáo viên.

    7.2.5Phương pháp thực nghiệm

    Thử nghiệm biện pháp nâng cao năng lực chế biến tài liệu giảng dạy.

    7.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê

    Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu,
    định lượng chính xác cho từng nội dung nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu
    ra trong luận văn. Trong luận văn này các phép toán sau được sử dụng:
    - Tính trung bình cộng, độ lệch tiêu chuẩn: Giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn được
    sử dụng và thể hiện trong hầu hết các bảng số liệu dùng để tính toán và mô tả thực trạng tự
    đánh giá NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM
    - Hệ số tương quan Pearson: Trong nghiên cứu này, hệ số tương quan Pearson đã được
    dùng để phản ánh tương quan giữa các kết quả tự đánh giá NLGD và từng mặt năng lực cụ
    thể cấu thành nên NLGD và tương quan giữa các mặt năng lực trong NLGD của giáo viên
    cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM.
    - Kiểm nghiệm giả thuyết: Để kiểm chứng giả thuyết về tác động của giới tính, trình độ
    được đào tạo, thâm niên giảng dạy, chuyên ngành giảng dạy đối với NLGD của giáo viên cơ
    sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM, phương pháp kiểm nghiệm F đã được áp dụng.


    [​IMG]


     
Đang tải...