Thạc Sĩ Thực trạng trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau và những giải pháp nâng cấp trung tâm này thà

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau và những giải pháp nâng cấp trung tâm này thành trường Cao Đẳng Cộng Đồng Cà Mau​
    Information
    MS: LVQLGD021
    SỐ TRANG: 71
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2007



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đề tài “Thực trạng Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và những giải pháp nâng
    cấp Trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau” được chọn để nghiên cứu với
    những lý do thực tiễn và khoa học như sau:

    1.1. Lý do thực tiễn

    Phát triển GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực
    quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện
    nâng dần mức sống của nhân dân và phát huy nguồn lực của con người.
    Thành lập một Trường CĐCĐ để đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương là
    một đòi hỏi cấp bách của sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, văn hóa
    - giáo dục, và do đó, cũng là một nhu cầu bức xúc, một nguyện vọng tha thiết của
    nhân dân, của Đảng bộ và của chính quyền tỉnh Cà Mau.
    Đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu và nguyện vọng nói trên, trong Quyết định số
    20/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng
    Đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng chính phủ đã công bố chủ trương thành lập
    một số trường Cao đẳng cộng đồng ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Long An, An
    Giang và Cần Thơ. Ngày 29/9/2006, UBND tỉnh Cà Mau đã ra Quyết định số
    154/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung
    tâm GDTX tỉnh Cà Mau và ngày 17/10/2006 UBND tỉnh Cà Mau đã trình Bộ
    GD & ĐT Đề án nói trên để Bộ phê duyệt.
    Từ đó, một vấn đề thực tiễn được đặt ra là: Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau
    cần được nâng cấp như thế nào, cần phải làm những việc gì để có thể làm cơ sở cho
    sự thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau, để trở thành Trường CĐCĐ Cà Mau sau khi
    Bộ GD&ĐT ra Quyết định thành lập trường này?

    1.2. Lý do khoa học
    Ở nước ta, Trường CĐCĐ là một loại hình cơ sở giáo dục đang còn rất mới
    mẻ, chỉ mới ra đời cách đây gần 7 năm kể từ khi 6 Trường CĐCĐ của Dự án Hà Lan
    tài trợ năm 2001 và do đó những công trình lý luận về Trường CĐCĐ còn rất ít.
    Cũng ở nước ta, sự thành lập các Trường CĐCĐ thường được thực hiện trên cơ sở
    nâng cấp Trung tâm GDTX cấp tỉnh nào đó hoặc trên cơ sở sáp nhập vài ba cơ sở
    giáo dục nào đó với nhau. Do đó, một trong những vấn đề lý luận, khoa học được đặt
    ra để nghiên cứu là vấn đề: Nâng cấp một Trung tâm GDTX của một tỉnh nào đó phải
    như thế nào để nó có thể trở thành một Trường CĐCĐ theo đúng Quy chế tổ chức và
    hoạt động của Trường CĐCĐ mà Bộ GD&ĐT đã đề ra đồng thời Trường CĐCĐ đó
    cũng phù hợp với đặc điểm và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã
    hội của địa phương đó?

    2. Mục đích nghiên cứu

    2.1. Thấy được những thuận lợi cần phát huy và những vấn đề cần phải giải quyết
    trong thực trạng của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này được coi là
    cơ sở, là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau và
    do đó cần được nâng cấp để có thể trở thành một Trường CĐCĐ cho tỉnh Cà Mau.

    2.2. Nêu lên được những giải pháp cần thiết, khả thi và quan trọng nhất để nâng
    cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau để trường này sẽ
    thành lập được trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1. Xác định cơ sở lý luận cần dựa vào để nghiên cứu đề tài này.

    3.2. Tìm hiểu mô hình về Trường CĐCĐ Cà Mau được trình bày trong Đề án thành
    lập trường này đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt và nghiên cứu, đánh giá thực
    trạng của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau so với mô hình nói trên về Trường CĐCĐ
    Cà Mau.

    3.3. Đề ra những giải pháp để nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành
    Trường CĐCĐ Cà Mau, cũng có nghĩa là để có thể thành lập được Trường CĐCĐ Cà
    Mau trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau.

    4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu là thực trạng Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và những
    giải pháp cho việc nâng cấp Trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau.

    4.2. Khách thể nghiên cứu là Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và môi trường hoạt
    động; Quan hệ đối tác lâu nay của nó, cũng như các tài liệu lý luận về Trung tâm
    GDTX và về Trường CĐCĐ, các Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau và một số
    Trường CĐCĐ khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

    5. Giới hạn nghiên cứu

    5.1. Khi nghiên cứu thực trạng của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau, tác giả của
    luận văn không nghiên cứu để mô tả toàn bộ thực trạng mà chỉ nghiên cứu để thấy
    được trong thực trạng đó những gì là thuận lợi và những gì là vấn đề phải giải quyết
    khi nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau mà thôi.

    5.2. Khi nghiên cứu để đề ra những giải pháp cho việc nâng cấp Trung tâm GDTX
    tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau, tác giả của luận văn chỉ nêu một số giải
    pháp quan trọng nhất tương ứng với việc giải quyết một số vấn đề quan trọng nhất
    của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau có liên quan tới việc nâng cấp trung tâm này
    thành Trường CĐCĐ Cà Mau mà thôi.

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    6.1. Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau sau chín năm hoạt động tích cực đã tích luỹ
    được khá nhiều kinh nghiệm, đã có được một CSVC - KT tương đối đầy đủ và khá
    hiện đại so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và đã có một đội ngũ Cán bộ - Giáo viên
    - Nhân viên (CB - GV - NV) được đánh giá cao và do đó đã đạt được nhiều thành tích
    trong việc thực hiện vai trò và chức năng của mình đối với nhân dân và cán bộ tỉnh
    Cà Mau, xứng đáng để được coi là tiền đề thuận lợi và cơ sở đáng tin cậy cho việc
    thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau.

    6.2. Tuy nhiên khi cần nâng lên thành Trường CĐCĐ Cà Mau thì Trung tâm
    GDTX tỉnh Cà Mau phải giải quyết một số vấn đề của nó.

    6.3. Nếu nắm được Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường CĐCĐ và mô
    hình về Trường CĐCĐ Cà Mau trong Đề án thành lập trường này thì ta có thể thấy
    những thuận lợi cần phát huy và những vấn đề cần phải giải quyết của Trung tâm
    GDTX tỉnh Cà Mau và có thể đề ra được những giải pháp cần thiết và khả thi để
    nâng cấp được trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    Để nghiên cứu đề tài này và để có được những kết quả nghiên cứu như đã được
    trình bày trong luận văn này, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên
    cứu sau đây:
    7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh các tài liệu lý luận và các báo
    cáo thực tế về Trường CĐCĐ nói chung và về mô hình Trường CĐCĐ Cà Mau nói
    riêng.
    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu để lấy ý kiến của nhiều người có hiểu biết
    và có kinh nghiệm về việc nhận định và đánh giá thực trạng của Trung tâm GDTX
    liên quan tới việc nâng cấp trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau và về việc đề
    xuất những giải pháp cũng như đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của nó.
    7.3. Phương pháp hội thảo khoa học - thực tiễn về kết quả nghiên cứu.
    7.4. Phương pháp phỏng vấn xin ý kiến đóng góp của một số chuyên gia.
    7.5. Phương pháp toán thống kê để xử lý các số liệu.

    8. Cấu trúc của luận văn

    Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và kiến nghị, phần Tài liệu tham khảo và phần
    Phụ lục, Luận văn này gồm có 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài này.

    Chương 2: Mô hình Trường CĐCĐ Cà Mau trong Đề án thành lập trường này và thực trạng Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau.

    Chương 3: Những giải pháp nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...