Báo Cáo Thực trạng trình độ cán bộ, công chức tại UBND quận Cầu Giấy

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền hành chính của bất cứ một quốc gia nào, cán bộ, công chức luôn có vị trí đặc biệt quan trọng. Trình độ cán bộ, công chức hành chính nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước luôn là hệ quả trực tiếp từ hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “ công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp quận nói riêng đã có bước phát triển về trình độ. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn bộc lộ những yếu kém, bất cập về kiến thức, năng lực, trình độ, kỹ năng trước những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới. Vì vậy một số cán bộ gặp khó khăn, lúng túng trong thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trước tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, một bộ phận công chức cấp quận, huyện suy thoái về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi phạm dân chủ, tham nhũng, lãng phí bị kỷ luật. Những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ công chức cấp quận,huyện.
    Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch của cả nước. Trong những năm đổi mới vừa qua, thủ đô Hà Nội đã có nhiều thành tựu phát triển vượt bậc cả về chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của một thủ đô văn minh, hiện đại. Tuy vậy, sự phát triển cơ sở hạ tầng của Hà Nội chưa tương xứng và chưa khai thác hết tiềm năng,còn nhiều tồn tại, yếu kém mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do trình độ của cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp quận huyện nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
    Mục tiêu xây dựng, phát triển của Thủ đô Hà Nội là ngày càng giàu đẹp, tiêu biểu cho cả nước.Tập trung làm lành mạnh hoá môi trường văn hoá – xã hội, ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội.
    Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Hà Nội phải có một đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp quận nói riêng vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách, kỹ năng công tác tốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới.
    Trong đợt thực tập cuối khoá, 2005 – 2009, tôi được thực tập tại UBND quận Cầu Giấy cụ thể tại Phòng Nội Vụ. Trước những đòi hỏi bức thiết của thực tế tôi đã chọn vấn đề “ Thực trạng trình độ cán bộ, công chức tại UBND quận Cầu Giấy” làm đề tài báo cáo thực tập cuối khoá của mình. Tôi hy vọng sẽ góp phần tổng kết, đề xuất được một số giải pháp có cơ sở lý luận, thực tiễn nâng cao nhận thức của bản thân; góp phần vào việc tìm ra các giải pháp chung nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ở UBND quận Cầu Giấy thuộc Thành Phố Hà Nộ ngày càng vững mạnh.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Vấn đề về cán bộ, công chức hành chính nhà nước là nội dung được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong số những bài viết đã đăng trên các tạp chí, các đề tài, các luận văn, luận án đã công bố, liên quan đến các vấn đề các bộ, công chức nhiều công trình, bài viết đã có những đóng góp, những lý giải, những kiến nghị sâu sắc, có giá trị về lý luận và thực tiễn cao. Ví dụ như:
    - Hà Quang Ngọc (2000), Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    - Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nôị.
    - Nguyễn Bác Sơn (2005), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    - Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (2005): Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. NXB chính trị quốc gia.

    3. Mục đích và nhiệm vụ
    3.1. Mục đích
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ cán bộ, công chức hành chính nhà nước ở UBND quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận để làm rõ các quan niệm về công chức, trình độ cán bộ, công chức, trong đó có độ ngũ cán bộ công chức nhà nước ở UBND quận Cầu Giấy.
    - Phân tích thực trạng cán bộ, công chức hành chính nhà nước ở UBND quận Cầu Giấy Thành phố Hà Nội, tìm ra ưu, nhược điểm và các vấn đề đặt ra cần giải quyết.
    - Đề xuất phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm nâng cao trình độ cán bộ, công chức hành chính nhà nước ở UBND quận Cầu Giấy.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Xây đựng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề có phạm vi rất rộng. Tronng báo cáo này, tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
    - Về thời gian: Nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức UBND quận Cầu Giấy từ khi thành lập tới nay( từ 1996 – 2009).
    - Về không gian: UBND quận Cầu Giấy thuộc Thành phố Hà Nội.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận quan điểm của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ. Người đã nêu rõ người cán bộ là công bộc của nhân dân, là những người gánh vác việc cho nhân dân, phục vụ mục tiêu xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì nhân dân.


    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Báo cáo được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp phân tích ( phân tích tài liệu thứ cấp là chủ yếu), tổng hợp, phương pháp lôgíc và lịch sử; coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 phần:
    I.TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
    II. THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
    MC LC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu. 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ. 3
    4. Phạm vi nghiên cứu. 3
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 3
    6. Kết cấu của đề tài 4
    NỘI DUNG 5
    I.TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY 5
    1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. 5
    2. Hoạt động, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. 7
    3. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của phòng Nội Vụ. 9
    II. THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY 12
    1. Quan niệm về cán bộ, công chức. 12
    2. Thực trạng trình độ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. 14
    2. Đánh giá trình độ cán bộ công chức UBND quận Cầu Giấy. 20
    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ CÔNG CHỨC 25
    1. Mục tiêu chung. 25
    2. Các giải pháp cụ thể. 25
    KẾT LUẬN 29
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...