Luận Văn Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại việt nam và trên thế giới hiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại việt nam và trên thế giới hiện nay

    Giới thiệu chung

    I. Thực trạng tranh chấp về TMĐT
    A. Ở Việt Nam

    Trong thời gian qua tại Việt Nam số lượng các vụ tranh chấp về TMĐT đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Tranh chấp về TMĐT ở VN trong thời gian qua chủ yếu là các tranh chấp về tên miên, tranh chấp về bản quyền tác giả, tranh chấp liên quan đến thông tin cá nhân, tranh chấp về hình thức giao kết hợp đồng thương mại và tranh chấp liên quan tới tội phạm trên không gian mạng.
    Các tranh chấp tên miền liên quan đến hoạt động đầu cơ tên miền tại Việt Nam và đối với tên miền .com.vnhoặc .vn do cơ quan quản lý tên miền, Bộ Bưu chính viễn thông quản lý chưa được giải quyết một các triệt để. Chẳng hạn như vụ tên miền www.Heineken.com.vn do Công ty cổ phần quốc tế Kiến Cường đăng ký gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Heineken hoặc tên miền Dantri.vn do Công ty cổ phần phần mềm và truyền thông Việt Nam đăng ký gây nhầm lẫn với tên miền dantri.com.vn do Báo khuyến học và dẫn trí quản lý
    Dưới đây là một số vụ tranh chấp điển hình về TMĐT.
    ã Vụ tranh chấp tên miền www.tide.com.vn
    Vụ việc tên miền tide.com.vn có liên quan đến nhãn hiệu TIDE của Công ty The Procter & Gamble (Công ty P&G), có địa chỉ tại One Procter & Gamble Plaza, Cincinnati, Ohio 45202, USA, là một dẫn chứng điển hình về tranh chấp thương mại điện tử liên quan đến khía cạnh sở hữu trí tuệ, mà ở đây là liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ tại Việt Nam. Chủ nhãn hiệu là Công ty P&G ngày 27/9/2004 đã khiếu nại đến Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) về việc tên miền www.tide.com.vn được cấp phát cho ông Johnny Lee – địa chỉ liên hệ: 3613 Boulder Creek way, Antelopeca 95843, USA ngày 26/3/2004 cho rằng ông Lee đăng ký và sử dụng tên miền này với động cơ không lành mạnh. Dựa trên các bằng chứng mà đại diện của công ty P&G là Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ (InvestConsult) cung cấp, VNNIC nhận thấy hành vi của Johnny Lee đã thể hiện rõ ràng việc đầu cơ tên miền, vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng các tài nguyên internet. Ngày 1/2/2005 VNNIC gửi thông báo đến ông Lee và sau đó ngày 10/3/2005 VNNIC đã gửi thông báo lần cuối về hành vi vi phạm của Johnny Lee, yêu cầu chấm dứt hành vi đầu cơ tên miền của mình và sau đó ngày 15/3/2005 đã thu hồi tên miền, trả về cho Công ty P&G.
    Các vụ việc tranh chấp tên miền tại Việt Nam trong thời gian qua tồn đọng khá nhiều. Lý do là chưa có một khung pháp lý đồng bộ và thỏa đáng để giải quyết các vấn đề này.
    Đối với vấn đề tranh chấp bản quyền Internet trong thời gian qua đã được các phương tiên thông tin đại chúng của Việt Nam tuyên truyền khá rộng rãi. Thực tế cho thấy là các tranh chấp này ngày một phổ biến và khó kiểm soát do mức độ phức tạp của hệ thống mạng máy tính Internet đồng thời với nó là chưa có một hành lang pháp lý đồng bộ cũng như các cơ quan quản lý có thẩm quyền để giải quyết dứt điểm các tranh chấp này.
    ã Vụ tội phạm làm giả thẻ ATM
    Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra đường dây làm giả thẻ ATM và sẽ đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 10 đối tượng trong đường dây này do Nguyễn Anh Tuấn, chủ tịch hội đồng quản trị công ty RC cầm đầu. Đường dây này đã ăn cắp thông tin của các chủ thẻ tín dụng sau đó bán lại cho nhau hoặc trực tiếp làm thẻ ATM giả để rút được số tiền khoảng 2,6 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ tang vật gồm 10 máy vi tính, 4 máy in thẻ ATM giả cùng một số tài sản mua sắm bằng tiền ăn cắp được.
    ã Vụ tranh chấp liên quan đến lừa đảo trên mạng Trái tim Việt Nam (www.ttvnol.com)
    Phòng Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao (thuộc C15 - Bộ Công an) trong tháng 9/2006 đã tiến hành điều tra và triệu tập Đào Anh Tuấn – người đã tiến hành vụ lừa đảo qua mạng để chiếm đoạt gần 20 triệu đồng của các thành viên trên diễn đàn trực tuyến TTVNOL.
    Giữa tháng 5/2006, sau khi tham gia vào chuyên mục mua sắm trên diễn đàn này, Đào Anh Tuấn núp dưới nick name Enrique81 đã tuyên bố nhận mua hàng giúp, lấy tiền công rất rẻ và yêu cầu các thành viên đặt cọc trước 50% tiền hàng qua nhiều tài khoản ngân hàng tự động. Nhưng sau khi chiếm được gần 20 triệu tiền đặt cọc, Tuấn đã gửi cho họ toàn quần áo cũ và những bo mạch rỉ sét sản xuất từ cách đây cả chục năm thay cho quần áo hàng hiệu và Laptop mua từ Mỹ! Các thành viên bị hại sau đó viết đơn đến cơ quan công an. Quá trình điều tra làm rõ vụ việc trong vòng 2 tháng qua của C15 cũng có sự giúp đỡ phối hợp của Trung tâm an ninh mạng ĐH Bách Khoa Hà Nội (BKIS).
    Qua ba ví dụ trên có thể thấy ở Việt Nam số vụ việc tranh chấp TMĐT đang ngày càng gia tăng về số lượng và sự phức tạp. Chính vì thế các quy định pháp luật liên quan đến các vấn đề tranh chấp TMĐT cần phải hoàn thiện và đồng bộ sớm để giải quyết tốt các tranh chấp TMĐT tại Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam đang ngày hàng hội nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...