Tiểu Luận Thực trạng tranh chấp lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
    Hiện nay, tình hình tranh chấp lao động tại nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo ông Nguyễn Duy Vỹ - Phó trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình hình tranh chấp lao động có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất và nghiêm trọng về quy mô mức độ.
    Theo thống kê, từ năm 2009-2010, cả nước đã xảy ra 3.620 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát của người lao động. Trong đó, năm 2010, có 424 cuộc và riêng 3 tháng đầu năm 2011 đã có tới 220 cuộc. Ba tháng đầu năm 2011 đã có 220 cuộc tranh chấp lao động.
    Số liệu cụ thể tại một số tỉnh thành như sau:
    1. Hà Nội
    Thành phố Hà Nội hiện có 17 khu công nghiệp, khu chế xuất cùng nhiều cụm điểm công nghiệp. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động là 106.000, số doanh nghiệp thực hoạt động có trên 70.000 (trong đó có trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Tổng số công nhân viên chức lao động toàn thành phố là 1,5 triệu, trong đó công nhân lao động trong các doanh nghiệp là 1,1 triệu.
    Bà Nguyễn Thị Thảo, giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết, những năm gần đây, các cuộc tranh chấp lao động xảy ra trên địa bàn thành phố ngày một gia tăng, chủ yếu là tranh chấp về quyền và lợi ích.
    Năm 2010, Hà Nội chỉ có 19 cuộc tranh chấp lao động thì chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2011 đã xảy ra 25 cuộc. Đây là con số đáng báo động về tình hình tranh chấp lao động đang gia tăng nhanh chóng.
    2. Bắc Ninh
    Bắc Ninh có kinh tế công nghiệp phát triển mạnh, với hàng loạt các khu, cụm công nghiệp và hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ. Điều này tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và giải quyết tối ưu nhu cầu việc làm cho người lao động. Thế nhưng, cùng với sự phát triển đó, thì vẫn tồn tại những mặt trái, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản xuất. Một trong những vấn đề nan giải hiện nay chính là tình trạng tranh chấp lao động, đình công ngày một gia tăng tại các khu công nghiệp.
    Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đơn vị trực tiếp quản lý lao động, việc làm của tỉnh thì chỉ tính trong 2 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ tranh chấp, đình công và ngừng việc tập thể, với hơn 72 nghìn người lao động tham gia, gần bằng số vụ đình công, số người tham gia đình công ở năm 2010 (19 vụ, hơn 7,7 nghìn lao động). Tình trạng này được báo động sẽ tiếp tục gia tăng bởi giá cả thị trường ngày một tăng cao, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động gặp nhiều khó khăn, cần một biện pháp giải quyết kịp thời, thỏa đáng, nhằm ổn định sản xuất của doanh nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
    3. Thành phố Hồ Chí Minh
    Tại thành phố Hồ Chí Minh, tổng số vụ tranh chấp lao động tại 24 quận, huyện cũng không ngừng gia tăng. Theo tiến sĩ Hồ Xuân Dũng, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008 tại đây có 775 vụ tranh chấp lao động; đến năm 2009 có 870 vụ và 2010 là 925 vụ. 188 là số
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...