Luận Văn Thực trạng trái phiếu chuyển đổi việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CÁC TỪ VIẾT TẮT. 3
    LỜI MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM & PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI 5
    1.1. Khái niệm trái phiếu chuyển đổi 5
    1.1.1. Trái phiếu doanh nghiệp. 5
    1.1.2. Cổ phiếu. 5
    1.1.3. Trái phiếu chuyển đổi 6
    1.2. Đặc điểm trái phiếu chuyển đổi 6
    1.2.1. Giá trị trái phiếu chuyển đổi 8
    1.2.2. Tỷ lệ chuyển đổi 9
    1.2.3. Chuyển đổi bắt buộc. 9
    1.3. Phân loại trái phiếu chuyển đổi 10
    CHƯƠNG 2. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI 11
    2.1. Đối với doanh nghiệp phát hành. 11
    2.1.1. Ưu điểm 11
    2.1.2. Nhược điểm 11
    2.2. Đối với nhà đầu tư. 11
    2.2.1. Ưu điểm 11
    2.2.2. Nhược điểm 12
    2.3. Những điều lưu ý khi mua trái phiếu chuyển đổi 12
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI Ở VIỆT NAM . 13
    3.1. Thực trạng thị trường trái phiếu chuyển đổi 13
    3.1.1. Thực trạng chung thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 13
    3.1.2. Riêng thị trường trái phiếu chuyển đổi 14
    3.2. Thuế thu nhập đối với trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam 15
    3.2.1. Thuế đối với trái phiếu chuyển đổi 15
    3.2.2. Thuế đối với nhà đầu tư trái phiếu. 15
    3.2.3. Thuế áp dụng khi chuyển nhượng trái phiếu chuyển đổi 16
    3.2.4. Thuế áp dụng đối với việc chuyển đổi trái phiếu. 17
    3.3. Ứng dụng trái phiếu chuyển đổi vào Việt Nam 17
    3.3.1. Từ cuối năm 2005 đến năm 2007. 17
    3.3.2. Giai đoạn 2008 - 2009. 22
    3.3.3. Giai đoạn 2010 đến nay. 29
    CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP CHO TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI Ở VIỆT NAM . 41
    4.1. Giải pháp đối với trái phiếu doanh nghiệp. 41
    4.1.1. Giải pháp vĩ mô. 41
    4.1.2. Giải pháp trên thị trường sơ cấp. 44
    4.1.3. Giải pháp trên thị trường thứ cấp. 45
    4.1.4. Giải pháp đối với doanh nghiệp. 47
    4.1.5. Giải pháp trước mắt 48
    4.2. Đối với trái phiếu chuyển đổi thì cần bổ sung thêm những biện pháp. 50
    4.2.1. Giải pháp cho nhà đầu tư 50
    4.2.2. Giải pháp cho doanh nghiệp. 50
    LỜI KẾT. 53
    Tài liệu tham khảo. 54

    LỜI MỞ ĐẦU
    Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Việt Nam không thể đứng ngoài sự vận động của kinh tế toàn cầu. Một nước đi sau như chúng ta, muốn phát triển nhanh, không tụt hậu, vươn lên ngang tầm thế giới cần phải biết cách hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới để tiến nhanh, tiến mạnh.
    Để thực hiện mục tiêu trên cần phải chuẩn bị tốt các nguồn lực, một trong những nguồn lực đóng vai trò quan trọng đó là vốn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn. Việc huy động vốn trong và ngoài nước trong thời gian qua đã đạt những kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc huy động vốn trong nước vẫn chưa thật sự phát triển mạnh, đặc biệt là vốn dài hạn.
    Hơn lúc nào hết, nhu cầu vốn đặt ra cho Chính phủ một sự quan tâm đặc biệt để phát triển. Phát triển thị trường vốn Việt Nam, trong đó TTCK đóng vai trò chủ đạo, đây là kênh dẫn vốn nhanh để phát triển nền kinh tế đất nước. Tính đến nay, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng hàng hóa, tiến tới phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
    Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động mua bán giao dịch cổ phiếu sôi động thì thị trường trái phiếu vẫn chưa thật sự thu hút được sự quan tâm các NĐT. So với thị trường cổ phiếu đã có những phát triển vượt bậc thì thị trường trái phiếu vẫn còn đang bỏ ngỏ, đặc biệt là thị trường TPDN. Đây là một kênh huy động vốn hết sức quan trọng nhưng dường như bị các DN lãng quên do phần lớn các DN Việt Nam vẫn còn thói quen vay vốn theo cách truyền thống từ ngân hàng hoặc tìm kiếm các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của nhà nước.
    Kể từ năm 2006 trở lại đây, thị trường TPDN đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là sau khi có Nghị định 52/CP về việc cho phép các DN phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ. Cũng trong năm 2006, trên thị trường đã xuất hiện loại hình TPCĐ – một công cụ huy động vốn còn rất mới mẻ. Ngay cả khung pháp lý Việt Nam cũng chưa hoàn thiện các quy định cụ thể về loại hình trái phiếu này. Điều này đã gây nhiều khó khăn, bất cập cho các tổ chức phát hành và nhiều rủi ro cho NĐT. TPCĐ thực sự là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn, có thể chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu.
    Có thể nói, TPCĐ chính là lời giải cho bài toán vốn đang rất khó khăn của DN. Năm 2010, khi thị trường chứng khoán ảm đạm thì việc doanh nghiệp phát hành TPCĐ được cho là "cứu cánh" cho TTCK , bởi phát hành cổ phiếu mới khiến thị trường bội thực nguồn cung, khi mà cầu chưa gia tăng do thiếu vắng dòng tiền mới, trong khi hầu hết DN đều có nhu cầu huy động vốn cho các dự án đầu tư trung và dài hạn.
    Xuất phát từ những nguyên nhân trên, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài “ Thực trạng trái phiếu chuyển đổi Việt Nam”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...