Chuyên Đề Thực trạng tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổng công ty nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
    Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại ở trong nước cũng như quốc tế, trong môi trường kinh doanh còn mới mẻ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp nhà nước, các Tổng công ty nhà nước đã từng bước thích ứng với hoàn cảnh mới, đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể vào ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
    Các Tổng công ty nhà nước có vị trí hết sức quan trọng góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là động lực phân công lại lao động xã hội, hình thành các trung tâm văn hoá, đô thị mới, trang bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho nền kinh tế quốc dân, tạo thêm điều kiện cho hạ tầng kinh tế cùng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách xã hội và ổn định chính trị xã hội.
    Các Tổng công ty nhà nước đã chiếm tỷ lệ khá cao trong kim ngạch xuất nhập khẩu, là đầu mối xuất khẩu hầu hết các mặt hàng quan trọng như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, than, hàng may mặc, giữ vị trí quan trọng trong nguồn thu của Ngân sách.


    Những kết quả trên đã chứng tỏ vai trò sức mạnh vật chất của Tổng công ty nhà nước trong việc giúp nhà nước hướng dẫn và điều tiết kinh tế thị trường theo hướng Xã hội chủ nghĩa, cũng như vai trò mở đường và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.


    Các Tổng công ty nhà nước đã đóng vai trò quan trọng cùng với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đã đứng vững trước những ảnh hưởng tiêu cực của khủng khoảng tài chính - Tiền tệ ở khu vực, đưa đất nước ta vượt qua thử thách nghiêm trọng, thoát khỏi khủng khoảng bằng nội lưc là chủ yếu.
    Bên cạnh những mặt được, các Tổng công ty nhà nước cũng còn nhiều điểm yếu, thiếu sót, khó khăn cản trở cần được tiếp tục tháo gỡ .


    Đứng trước tình hình mới, thời cơ mới, thách thức mới, trước xu hướng hội nhập quốc tế, để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, các Tổng công ty nhà nước phải tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, phải tiến hành một cuộc cải cách quyết liệt trên cơ sở cụ thể hoá chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được đề ra trong các Nghị quyết, chỉ thị cuả Đảng và nhà nước.


    Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,với những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập, cùng với việc học tập, nghiên cứu chủ trương đường lối phát triển kinh tế cuả Đảng và nhà nước ta,với những nhận thức của cá nhân thông qua tình hình hoạt động của một số Tổng công ty nhà nước, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tàI nghiên cứu nói trên. Luận văn đã cố gắng thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu đề ra: đó là làm rõ vai trò, nội dung, mô hình tổ chức của các tổng công ty nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường; Phân tích , đánh giá thực trạng tổ chác quản lý của các tổng công ty nhà nước và quan điểm về hiệu quả của chúng; Đề xuất giảI pháp nhằm hoàn thiện dần mô hình tổ chức tổng công ty cũng như giảI pháp góp phần naang cao hiệu quả hoạt động của chúng một số ý kiến, giải pháp nhằm đóng góp vào quá trình cải cách, củng cố, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty nhà nước .


    Là vấn đề đã được nhiều cơ quan của nhà nước, được nhiều nhà quản lý, nhiều hoạt động nghiên cứu, hội thảo tranh luận, tìm giảI pháp, song chưa có được lời giảI thuyết phục thực sự. Do vậy với sự cố gắng của cá nhân – dù rất nhiều – khó tránh khỏi thiếu sót , then chí phiến diện, tác giả mong được lượng thứ và xin chân thành đón nhận ý kiến xây dung, chỉ dẫn để đề tàI có ý nghĩa thực tiễn thiết thực hơn.
     
Đang tải...