Luận Văn Thực trạng tổ chức quản lý lao động hiện nay ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 18/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng cũng có nhiều cơ hội, muốn tồn tại vững,phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp giảm chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.Một trong những biện pháp hiệu quả hiện nay đã và đang được thực hiện tại nhiều doanh nghiệp đó là phải quản lý tối ưu nguồn lao động (nhân lực). Việc quản lý nguồn lao động tốt nó sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao và đồng thời tạo điều kiện cho người lao động được thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
    Trong bối cảnh như vậy, Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC luôn quan tâm đến việc làm sao phải không ngừng đứng vững, tồn tại và phát triển liên tục tương xứng với vị thế và tiềm năng của mình là công ty hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, với mục tiêu đó công ty đã xác định cho mình những vấn đề cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển chính là việc nghiên cứu hoạt động tổ chức quản lý lao động để từ đó có giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động là một biện pháp hữu hiệu. Những biện pháp này được coi là “ xương sống” của toàn bộ hệ thống giải pháp trong sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy đề tài “Thực trạng tổ chức quản lý lao động hiện nay ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC”được lựa chọn cho đề tài tốt nghiệp của tôi.Với mong muốn thông qua việc nghiên cứu hoạt động tổ chức quản lý lao động ở công ty để từ đó đề xuất những giải pháp,và những ý kiến của mình thích hợp nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
    * Kết cấu của chuyên đề: Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, chuyên đề được chia thành 3 Chương.
    Chương I: Những vấn đề chung về quản lý lao động ở các Doanh nghiệp Thương mại,Dịch vụ.
    Chương II: Thực trạng tổ chức quản lý lao động hiện nay ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.
    Chương III: Hoàn thiện tổ chức quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.
    Chương I
    Những vấn đề chung về quản lý lao động ở các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ


    I. lao động và đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ.


    1. Một số các khái niệm về lao động và đặc điểm lao động trong các DNTM
    1.1.Khái niệm về lao động trong DNTM
    Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người gồm hoạt động có ý thức,có mục đích nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần phù hợp với nhu cầu của bản thân và xã hội. Lao động chính là sự vận động tiêu hao sức lao động của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất,là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất. Lao động gồm lao động sống (lao động hiện tại) và lao động vật hoá (lao động quá khứ). Lao động vật hoá là lao động được kết tinh trong sản phẩm của các quá trình lao động trước. Lao động có năng suất,chất lượng và hiệu quả cao chính là nhân tố quyết định sự phát triển chung của toàn xã hội.
    Vì vậy,không những trong lĩnh vực sản xuất vật chất đòi hỏi phải hao phí sức lao động mà ngay cả trong lưu thông hàng hoá cũng đòi hỏi phải hao phí sức lao động để thực hiện lưu thông hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng. Các-Mác nói: “Hàng hoá không thể tự mình đi tới thị trường được,cũng không thể tự mình trao đổi với nhau được”. Lưu thông hàng hoá chính là một khâu của quá trình tái sản xuất của xã hội, nó đòi hỏi phải có thời gian và chi phí.Theo đà phát triển tiến bộ của lực lượng sản xuất xã hội, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và văn minh hàng hoá cho người tiêu dùng, vì vậy đòi hỏi bộ phận lao động trong lĩnh vực thương mại-dich vụ ngày càng gia tăng. Đây chính là một bộ phận lao động cần thiết của toàn bộ lao động xã hội.
    1.2.Đặc điểm lao động trong các DNTM
    Như trên đã trình bày,bộ phận lao động này thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng.Tỷ trọng của bộ phận lao động này tăng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội, năng suất lao động cũng như cơ chế quản lý nền kinh tế.
    * Xuất phát từ chức năng của thương mại: Có 4 chức năng
    Thứ nhất: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước và với nước ngoài. Đây là chức năng xã hội của thương mại, với chức năng này, các doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu và nắm vững nhu cầu thị trường hàng hóa, dịch vụ; huy động và sử dụng hợp lý các nguồn hàng nhằm thoả mãn tốt mọi nhu cầu của xã hội; thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế trong nền KTQD và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ trong quá trình kinh doanh. Để thực hiện chức năng này, các doanh nghiệp thưoeng mại nói chung cần có đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có một hệ thống quản lý kinh doanh, tài sản cố định và tài sản lưu động riêng.
    Thứ hai: Thông qua quá trình lưu thông hàng hóa, thương mại thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Thực hiện chức năng này, các doanh nghiệp thương mại phảI tổ chức công tác vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận, bảo quản, phân loại và lắp ghép đồng bộ hàng hóa
    Thứ ba: Thông qua hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa trong và ngoài nuớc cũng như thực hiện các dịch vụ, thương mại còn làm chức năng gắn sản xuất với thị trường và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.
    Thứ tư: Chức năng thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ qua đó thương mại đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người lao động đồng thời chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa là chức năng quan trọng của thương mại. Thực hiện chức năng này, thương mại tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lưu thông thông suốt là thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh thương mại, dịch vụ.
    * Xuất phát từ lĩnh vực thương mại: Hoạt động thương mại là quá trình mà ở đó quá trình sản xuất kinh doanh không tạo ra giá trị mới đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà nó chỉ làm tăng thêm và duy trì giá trị sử dụng của những hàng hóa đó mà thôi.
    * Lao động trong thương mại được phân chia, tổ chức sắp xếp theo từng lĩnh vực lưu thông sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
    + Lao động trong lĩnh vực lưu thông bổ xung
    + Lao động trong lĩnh vực lưu thông thuần tuý
    * Lực lượng lao động trong ngành thương mại hoạt động trực tiếp gắn với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, từ đó cũng đặt ra yêu cầu đối với quá trình kinh doanh.
    * Thị trường hoạt động của thương mại là tương đối rộng, cả trong và ngoài nước
    2. Phân loại lao động ở các DNTM, Dịch vụ
    Trong hoạt động kinh doanh thương mại,lao động được phân loại theo những tiêu thức chính sau.
    2.1.Theo tính chất sản xuất của lao động
    Lao động trong kinh doanh thương mại được chia làm hai bộ phận:
    * Bộ phận lao động trực tiếp: Là bộ phận lao động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông như: vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, bao gói, gia công chế biến, lắp đặt .Đây là bộ phận lao động sản xuất nhằm tiếp tục hoàn chỉnh sản phẩm.Hao phí của lao động bộ phận này là việc tạo ra giá trị mới và một phần giá trị sử dụng.
    * Bộ phận lao động gián tiếp: Là bộ phận lao động phục vụ cho quá trình thay đổi giá trị của hàng hoá từ tiền sang hàng và ngược lại như: mua, bán, hạch toán, thống kê .
    2.2.Theo nghiệp vụ kinh doanh thương mại
    Lao động được chia thành ba bộ phận:
    * Bộ phận lao động kinh doanh cơ bản: Là bộ phận lao động thực hiện các nghiệp vụ mua bán, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, bốc dỡ .
    * Bộ phận lao động ngoài kinh doanh: Là bộ phận lao động làm các công việc khác trong các doanh nghiệp thương mại như: y tế,xây dựng cơ bản .
    2.3.Theo giác độ quản lý lao động
    Xu thế hiện nay trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có hai bộ phận lao động:
    * Bộ phận lao động trong danh sách (biên chế ): Đây là bộ phận lao động làm việc lâu dài trong doanh nghiệp theo cơ chế quản lý lao động trước đây.
    * Bộ phận lao động hợp đồng: Là bộ phận làm việc theo hợp đồng ngắn hạn và dài hạn trong các doanh nghiệp thương mại.
    2.4. Theo mức độ tham gia quản trị doanh nghiệp
    Lao động có thể chia thành nhiều bộ phận:
    * Cán bộ quản trị cao cấp: Là bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp như : Tổng giám đốc,Giám đốc .
    * Cán bộ quản trị cấp trung gian: Đây là bộ phận cán bộ quản trị nằm ở giữa bộ phận quản tị cấp cao và bộ phận quản trị cấp thấp.
    * Cán bộ quản trị cấp thấp: Là những lao động được giao trách nhiệm quản trị một tổ, đội, ca, bộ phận không có cấp dưới. Họ vừa quản trị vừa trực tiếp tham gia thực hiện công việc như những người lao động khác.
    * Công nhân: Là bộ phận lao động trực tiếp thực hiện những công viêc hàng ngày.
    Tất cả những bộ phận nêu trên thường gọi chung là nhân sự trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng.
    Ngoài ra người ta còn phân loại lao động theo nhiều tiêu thức khác nhau như: Theo lứa tuổi, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật; Theo giới tính , theo dân tộc , theo đoàn thể .


    II. Nội dung tổ chức và quản lý lao động ở các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ


    1.Việc làm , định mức lao động , nội quy lao động và tổ chức lao động
    Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập , không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.Trong các doanh nghiệp thương mại , dịch vụ việc xác định khối lượng công việc hay việc làm là cơ sở để xác định số lượng lao động.
    * Định mức lao động: Là khối lượng công việc mà một lao động có thể hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ca, ngày) trong điều kiện trang bị kỹ thuật và tổ chức lao động của doanh nghiệp kỳ kế hoạch.Việc xây dựng các định mức lao động đúng đắn, khoa học, tiên tiến sẽ giúp cho việc tổ chức lao động một cách khoa học.
    Nội quy lao động có những nội dung chủ yếu sau:
    ã Thời gian làm việc và thời gian nghỉ nghơi
    ã Trật tự trong doanh nghiệp
    ã An toàn lao động và vệ sinh lao động trong khu vực làm việc
    ã Tuyệt đối bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp
    ã Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
    Nội quy lao động phải được thông báo đến từng người lao động và những điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
    * Về tổ chức lao động trong doanh nghiệp : Điều quan trọng nhất là phải có phân công lao động rõ ràng, cụ thể và phải có sự hợp tác trong dây chuyền lao động.
    Phải bố trí khoa học nơi làm việc, vừa phù hợp giữa công cụ dụng cụ và người lao động,bảo đảm phục vụ tốt nơi làm việc như : ánh sáng, điện, thông gió, đường ra, vào .
    2. Hoạch định tài nguyên nhân sự
    Với mỗi doanh nghiệp thương mại cụ thể, tài nguyên nhân sự chỉ có hạn.Những hạn chế cụ thể là trình độ quản lý kinh tế, trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ kinh doanh, về ngoại ngữ, tuổi tác và giới tính .Cùng với yêu cầu về chất lượng hàng hoá,về mở rộng quy mô, về chất lượng dịch vụ .đòi hỏi việc hoạch định tài nguyên nhân sự phải có tầm chiến lược trong việc sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thay thế .cả trước mắt và lâu dài, từ đó có thể sử dụng,khai thác tối đa thế mạnh của nguồn tài nguyên này đồng thời khắc phục những yếu kém.
    3. Tuyển dụng và sắp xếp lao động
    * Về tuyển dụng lao động: Nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp là con người, tức là toàn bộ lao động trong doanh nghiệp.Vì vậy, việc tuyển dụng lao động cần phải đặc biệt chú ý cả về chính sách tuyển dụng, trình tự tuyển dụng và các nguồn tuyển dụng trong đó nổi lên vấn đề là tiêu chuẩn những người được tuyển dụng có thoả mãn nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp hay không và có đảm bảo thực hiện được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp không.
    Chính sách tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp được thực hiện xuất phát từ đường lối, chính sách của nhà nước,yêu cầu của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: về tính chất, đặc điểm của ngành hàng kinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng.
    Kinh nghiệm của thế giới cho thấy các doanh nghiệp có chính sách tuyển dụng nhân sự rất khác nhau.VD: Trong tuyển dụng nhân viên, các công ty lớn thường đòi hỏi những người tốt nghiệp những trường đại học nổi tiếng. Trong khi đó lại có một số công ty họ quan niệm hoàn toàn khác, họ không bao giờ đòi hỏi người đi xin việc tốt nghiệp trường nào, học bạ ra sao, mà họ tiến hành đánh giá qua việc trắc nghiệm phỏng vấn .Có những công ty coi trọng những người có lòng nhiệt tình với công việc, có cá tính.
    Trình tự tuyển dụng lao động được thực hiện thông qua những bước sau:
    Bước1: Dựa vào đơn xin việc để phân tích dữ liệu về phẩm chất, năng lực của người dự tuyển.
    Bước 2: Trực tiếp phỏng vấn người xin việc, qua đó có thể đánh giá được kiến thức,sự thông minh, cá tính cũng như hình dáng bên ngoài của họ.
    Bước 3: Kiểm tra và đánh giá các dữ liệu đã có.Để làm được việc này có thể hỏi người người giới thiệu đương sự, nơi làm việc cũ của họ hoặc qua tờ đơn xin việc.
    Bước 4: Trắc nghiệm người xin việc bằng các hình thức, phương pháp và kỹ thuật phù hợp để đánh giá khả năng của họ.
    Bước 5: Kiểm tra sức khoẻ của người xin việc.
    Như trình tự tuyển dụng trên, mỗi bước tuyển dụng lại có các kỹ thuật riêng.VD: Để phỏng vấn người dự tuyển, người phỏng vấn phải nắm vững yêu cầu đối với chức danh nhân sự sẽ tuyển, phải nghiên cứu kỹ bản khai lý lịch của người được tuyển và phải dự kiến nội dung cần phỏng vấn.v.v .
    Hiện nay trên thị trường lao động có rất nhiều nguồn có thể tuyển dụng, tuỳ theo yêu cầu của chức danh nhân sự trong doanh nghiệp mà lựa chọn.Có thể có các nguồn như:
    Mục Lục


    Phần mở đầu 1
    Chương I 2
    Những vấn đề chung về quản lý lao động ở các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ 2
    I. lao động và đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. 2
    1. Một số các khái niệm về lao động và đặc điểm lao động trong các DNTM 2
    2. Phân loại lao động ở các DNTM, Dịch vụ 4
    II. Nội dung tổ chức và quản lý lao động ở các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ 6
    1.Việc làm , định mức lao động , nội quy lao động và tổ chức lao động 6
    2. Hoạch định tài nguyên nhân sự 7
    3. Tuyển dụng và sắp xếp lao động 7
    4. Huấn luyện ( Đào tạo ) và phát triển lao động 9
    5. Đãi ngộ lao động ( Sự quan tâm đến người lao động ) 10
    III. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý lao động ở các DNTM, Dịch vụ. 11
    1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 11
    2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 12
    3. Mạng lưới kinh doanh của DNTM 13
    4. Hiệu quả kinh doanh của DNTM 13
    Chương II 15
    Thực trạng tổ chức quản lý lao động 15
    hiện nay ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC 15
    I. Đặc điểm lao động và cơ cấu lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC. 15
    Giới thiệu chung: 15
    Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC 15
    Số 63 - Đường Trúc Bạch – Hà Nội 15
    1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty 15
    2.Thực trạng việc quản lý, sắp xếp và sử dụng lao động tại Công ty 24
    Sơ đồ 2: Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận bảo vệ 26
    II. Phân tích tổ chức quản lý lao động hiện nay ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC. 31
    1.Về chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với lao động trong công ty 33
    2. Về tổ chức tiền lương 34
    3. Quản lý lao động bằng biện pháp hành chính 35
    4. Công tác tuyển chọn lao động tại Công ty 35
    5. Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ lao động 36
    III. Đánh giá chung về công tác tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC 37
    1.Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty 37
    2. Đánh giá thực trạng việc sử dụng lao động tại Công ty. 39
    Chương III 42
    hoàn thiện tổ chức quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC. 42
    I. Phương hướng phát triển của Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC trong thời gian tới và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý lao động ở Công ty. 42
    1.Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới 42
    Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC đang từng bước phát triển và đi lên. Mặc dù vậy, Công ty vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc và tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có, đồng thời hạn chế, từng bước khắc phục những tồn tại để đưa Công ty phát triển đi lên. 42
    2.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức quản lý lao động 42
    II.Phương hướng, biện pháp hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC. 44
    1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức 45
    2. Đổi mới công tác tuyển chọn lao động 45
    4.Cải tiến công tác tiền lương 49
    III. Điều kiện tiền đề để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC. 50
    1. Về cơ cấu tổ chức 50
    2.Về công tác tuyển chọn lao động 51
    3.Về công tác đào tạo lao động 52
    4.Về công tác tài chính, chế độ chính sách của Nhà nước 53
    Kết luận 54
    Tài liệu tham khảo 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...