Tiểu Luận Thực trạng tổ chức kế toán vật liệu tại công ty cơ khí may gia lâm

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ MAY GIA LÂM



    Tổ chức bộ máy kế toán:



    Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức quản lý, để phù hợp với bộ máy quản lý, công ty đã tổ chức bộ maý kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty. ở dưói các phân xưởng bố trí các kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu , thu thập, kiểm tra và có thể thực hiện xử lý sơ bộ chứng từ có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh dưới phân xưởng rồi định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán công ty. Căn cứ vào các chứng từ này, phòng kế toán tiến hành toàn bộ công tác kế toán trên cơ sở chế độ kế toán .

    Hiện nay phòng kế toán có 6 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán viên, 1 thủ quỹ và 2 nhân viên hạch toán kinh tế dưới phân xưởng. Nhiệm vụ được phăn công như sau:

    * Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và giám đốc công ty về mọi vấn đề có liên quan đến tài chính, tài sản, có nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ phòng kế toán theo hoạt động chức năng và chuyên môn, kiểm tra, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư , tiền vốn trong toàn công ty theo đúng chế độ tài chính nhà nứoc đã ban hành.

    * Kế toán tổng hợp:

    Là người giúp việc đắc lực cho kế toán trưởng. Có nhiệm vụ nắm bắt toàn bộ tình hình hoạt động về tài chính, quản lý tài sản của công ty, sẵn sàng cung cấp số liệu cho kế toán trưởng và giám đốc khi có yêu cầu, có trách nhiệm cùng kế toán trưởng trong việc quyết toán cũng như thanh tra kiểm tra công tác tài chính của công ty. Cuối tháng kế toán tổng hợp tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh trên máy sau khi đã kiểm tra lại các số liệu chi tiết của các bộ phận trong phòng và được kế toán trưởng kiểm tra đúng khớp với chứng từ gốc thì in sổ sách theo quy định của công ty và các báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước.

    * Kế toán vật liệu:

    Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, hoá đơn của nhà cung cấp, kế toán tiến hành kiểm tra và nhập dữ liệu vào máy, đồng thời đối chiếu só liệu thường xuyên với phong kinh doanh và với thủ kho. Cuối tháng kế toán tổng cộng số liệu, lập báo cáo vật liệu, đối chiếu với sổ sách kế toán có liên quan, định kỳ cùng các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê kho.

    * Kế toán tài sản cố định:

    Theo dõi tình hình tăng , giảm tài sản cố định, lập báo cáo tổng hợp, chi tiét về TSCĐ cuả công ty. Giám sát thanh lý, nhượng bán TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.

    * Kế toán tiền lương và BHXH:

    Theo dõi việc tính toán tiền lương, BHXH và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên trong công ty . Cuối tháng lập bảng thanh toán tiền lương, lập bảng phân bổ số 1, và chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp.

    * Kế toán thanh toán:

    Theo dõi tình hình thu, chi, sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty, mở sổ quỹ theo dõi thu , chi tiền mặt. Hàng ngày đối chiếu số dư trên tài khoản của công ty ở ngân hàng với sổ ngân hàng. Theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp, ngân sách, thanh toán tạm ứng

    * Kế toán chi phí và giá thành:

    Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán tién hành vào sổ tập hợp chi phí sản xuất , phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể.

    * Kế toán thành phẩm và tiêu thụ:

    Theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ. Mỏ sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng, mở thẻ theo dõi tình hình nhập, xuất thành phẩm sau đó theo dõi, vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại.

    * Thủ quỹ:

    Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ xuất tiền mặt hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, phần chi, cuối ngày đối chiếu với kế toán tiền mặt, nếu có sai sót phải sửa chữa kịp thời. Khi có yêu cầu của cấp trên, thủ quỹ cùng các bộ phận có liên quan tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt hiện có. Nếu phát hiện thừa hoặc thiếu tiền mặt tại quỹ, phải tìm nguyên nhân và dề ra biện pháp xử lý.

    * Nhân viên kinh tế phân xưởng:

    được biên chế trực tiếp dưới hai phân xưởng sản xuất nhưng về nghiệp vụ thì chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng . Nhân viên kinh tế có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra, cập nhật, tổng hợp số liệu về lao động tiền lương. Cuối tháng, tổng hợp báo cáo về phòng kế toán.
     
Đang tải...