Luận Văn Thực trạng tổ chức kế toán lập & phân tích BCTC ở nhà máy thiết bị Bưu Điện

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Thực trạng tổ chức kế toán lập & phân tích BCTC ở nhà máy thiết bị Bưu Điện

    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH
    BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BCTC
    1.1.1. Thông tin kế toán tài chính và việc trình bày trên BCTC
    1.1.1.1. Khái niệm về thông tin kế toán tài chính
    Các nghiệp vụ kinh tế- TC phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được lập chứng từ làm cơ sở cho việc ghi chép phản ánh vào các TK, sổ kế toán. Số liệu từ các TK, sổ kế toán được phân loại, hệ thống hoá, tổng hợp theo các chỉ tiêu để trình bày trên BCTC. Việc trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng được coi là khâu cuối cùng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.
    Thông tin kế toán tài chính có đặc điểm là những thông tin thích hợp, hiện thực về hoạt động kinh tế TC đã diễn ra và hoàn thành, có độ tin cậy và giá trị pháp lý cao.
    1.1.1.2. Thông tin trình bày trên BCTC
    Thông tin trình bày trên BCTC ở các doanh nghiệp về cơ bản cũng tương đồng với những quy định trong chuẩn mực kế toán Quốc tế. Để đạt được mục đích của BCTC, những thông tin sau đây cần phải trình bày trên BCTC:
    - Tên của doanh nghiệp lập báo cáo.
    - BCTC là báo cáo cho một doanh nghiệp riêng lẻ hay một nhóm các doanh nghiệp.
    - Ngày lập báo cáo hoặc niên độ báo cáo được lập.
    - Các bộ phận cấu thành của BCTC được trình bày bao gồm:
    ã Bảng cân đối kế toán- Mẫu BO1-DN.
    ã Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh-Mẫu BO2-DN.
    ã Báo cáo lưu chuyển tiền tệ- Mẫu BO3- DN.
    ã Thuyết minh báo cáo tài chính- Mẫu BO9- DN.
    Các BCTC phác hoạ những ảnh hưởng TC của các giao dịch, các sự kiện bằng cách tập hợp thành các khoản mục lớn theo tính chất kinh tế của chúng. Những khoản mục này được gọi là các yếu tố của BCTC và cũng chính là những thông tin cơ bản cần phải trình bày trên các BCTC.
    1.1.2. Khái niệm, tác dụng, mục đích và yêu cầu của BCTC
    BCTC vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và truyền tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra quyết định kinh tế. BCTC là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tình hình lưu chuyển các dong tiền và tình hình vận động, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
    Mục đích của BCTC là cung cấp những thông tin về tình hình TC, tình hình sản xuất kinh doanh và những biến động về TC của Nhà máy. Những thông tin này rất hữu ích, giúp cho người sử dụng ra quyết định kinh tế kịp thời.
    Đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC là những người bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, có lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp. Các quyết định kinh tế này đòi hỏi việc đánh giá về năng lực của doanh nghiệp để tạo ra ngồn tiền và các khoản tương đương tiền cũng như về thời gian và tính chắc chắn của quá trình này.
    - Thông tin về tình hình TC: Tình hình TC doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát, cơ cấu TC, khả năng thanh toán và khả năng thích ứng phù hợp với môi trường kinh doanh. Nhờ có thông tin về các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và năng lực kinh doanh trong quá khứ đã tác động đến nguồn lực kinh tế này và có thể dự đoán năng lực của doanh nghiệp tạo ra các khoản tiền và tương đương tiền trong tương lai.
    Thông tin về cơ cấu TC có tác dụng to lớn để dự đoán nhu cầu đi vay, phương thức phân phối lợi nhuận, tiền lưu chuyển cũng là mối quan tâm của doanh nghiệp và cũng là thông tin cần thiết để dự đoán khả năng huy động các nguồn TC ở doanh nghiệp.
    - Thông tin về tình hình kinh doanh: Trên các BCTC trình bày những thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin về tính sinh lợi, tình hình biến động trong sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho đối tượng sử dụng đánh giá những thay đổi tiềm tàng của các nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai, để dự đoán khả năng tạo ra các nguồn tiền của doanh nghiệp trên cơ sở hiện có và việc đánh giá hiệu quả các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
    - Thông tin về sự biến động tình hình TC của doanh nghiệp: Những thông tin này trên BCTC rất hữu ích trong việc đánh giá các hoạt động đầu tư, tài trợ và kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
    Hệ thống BCTC có tác dụng chủ yếu là:
    - Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế TC cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các điều chỉnh kinh tế TC chủ yếu của doanh nghiệp.
    - Cung cấp những số liệu, thông tin để kiểm tra giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế TC của doanh nghiệp.
    - Cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế TC doanh nghiệp, để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế TC nhằm đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
    Dựa vào các BCTC có thể phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế, dự đoán tình hình hoạt động kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và có hiệu quả.
    - Cung cấp tài liệu, số liệu để tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi
    Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, như: chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, ban giám đốc Dựa vào BCĐKT để biết được tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình công nợ, tình hình thu, chi TC, khả năng TC, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh để có quyết định về những công việc cần phải tiến hành, phương pháp tiến hành và kết quả có thể đạt được
    Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, đại lý và các đối tác kinh doanh: dựa vào báo cáo kế toán doanh nghiệp để biết được thực trạng về TC, sản xuất kinh doanh, triển vọng thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp để quyết định đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định liên doanh, cho vay hay thu hồi vốn .
    Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước: dựa vào Báo cáo kế toán của doanh nghiệp để kiểm soát kinh doanh của doanh nghiệp có đúng chính sách chế độ đúng pháp luật không, để thu thuế và ra các quyết định cho những vấn đề xã hội
    Để có thể thực sự phát huy tác dụng Báo cáo kế toán cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
    Phải được lập theo mẫu thống nhất, nhất là BCTC. Cần tuân thủ những quy định của Nhà nước. Nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên Báo cáo kế toán phải thống nhất với nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu kế hoạch tương ứng. Yêu cầu này giúp cho việc tổng hợp số liệu và phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế được dễ dàng, chính xác và khách quan.
    Số liệu trên Báo cáo kế toán phải đảm bảo chính xác trung thực khách quan và phải được tổng hợp từ các sổ kế toán sau khi đã đối chiếu, kiểm tra việc ghi chép một cách chính xác.
    Các chỉ tiêu trên các Báo cáo kế toán có liên quan phải thống nhất với nhau, liên hệ bổ sung cho nhau và đảm bảo phản ánh trung thực và khách quan tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị cũng như các vấn đề về kinh tế TC của doanh nghiệp.
    Báo cáo kế toán phải được lập và gửi đúng kỳ hạn quy định, nhằm đảm bảo tính kịp thời của thông tin.
    Chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chính về tính trung thực, đúng đắn và đáp ứng các yêu cầu của Báo cáo kế toán doanh nghiệp. Do vậy, trong việc tổ chức công tác kế toán cần phải chú trọng việc tổ chức phân công lập và xét duyệt Báo cáo kế toán cho phù hợp

     
Đang tải...