Thực trạng tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ em 24-36 tháng tuổi trong trường mầm

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012-13 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Thị Ngọc Minh
    Các thành viên tham gia: Nguyễn Thị Nga
    Hoàng Thị Thu Hương
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: tháng 7/2012 đến tháng 7/2013

    2. Tính cấp thiết

    Việc luyện tập, phát triển các giác quan cho trẻ chính là tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi để giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và thu nhận những hiểu biết về thế giới xung quanh, không những thế còn góp phần quan trọng vào việc phát triển chuẩn cảm giác và làm cho các giác quan của trẻ trở nên tinh nhạy hơn. Trong chương trình giáo dục mầm non, luyện tập và phát triển các giác quan là một trong những nội dung cơ bản của lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức dành cho trẻ nhà trẻ, đặc biệt là trẻ 24-36 tháng tuổi. Trên thực tế, chương trình giáo dục mầm non đang được triển khai đại trà trên toàn quốc. Để có thêm cơ sở cho việc đề xuất các phương pháp, hình thức nhằm hỗ trợ GV trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ mầm non thì rất cần có nghiên cứu: “Thực trạng tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non“.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non và bước đầu đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi.

    4. Nội dung nghiên cứu

    4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài, đặc điểm phát triển nhận thức và phát triển các giác quan của trẻ 24-36 tháng tuổi, vai trò của các giác quan đối với phát triển nhận thức, cũng như nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển các giác quan của trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non.
    4.2. Khảo sát thực trạng việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non: Nhận thức của GV, thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của GV trong việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non.
    4.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non .

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại 14 trường mầm non trên địa bàn TP Hà Nội (trong đó khảo sát trực tiếp tại 2 trường mầm non ở khu vực nội thành và 2 trường mầm non ở khu vực ngoại thành).

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thống kê toán học.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Kết quả nghiên cứu lý luận
    1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
    1.2. Đặc điểm phát triển các giác quan của trẻ dưới 36 tháng tuổi
    1.3. Vai trò của các giác quan đối với sự phát triển nhận thức của trẻ 24-36 tháng tuổi
    1.4. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 24-36 tháng tuổi
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển giác quan của trẻ
    1.6. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển các giác quan của trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non

    Chương 2: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội
    2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát
    2.2. Kết quả khảo sát

    Chương 3: Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác qan cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non
    3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
    3.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Hoạt động của các giác quan đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi phù hợp sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của trẻ. Việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi đã được triển khai tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức, nghiên cứu đã đề xuất bốn biện pháp cụ thể:

    Biện pháp1: Tạo môi trường khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình hoạt động ở mọi lúc mọi nơi; Biện pháp 2: Tận dụng tình huống và tạo tình huống cho trẻ được trải nghiệm các giác quan; Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp; Biện pháp 4: Sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong các hoạt động nhằm phát triển giác quan của trẻ.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị:

    Đối với Bộ GD&ĐT tạo điều kiện để tiếp tục có những nghiên cứu về biện pháp tổ chức hoạt động, biên soạn tài liệu hướng dẫn GV, giới thiệu bài viết, sáng kiến trong việc luyện tập và phối hợp giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi trên tạp chí giáo dục hoạt động.

    Đối với cán bộ quản lý giáo dục mầm non: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, kiến tập cho GV, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và khuyến khích GV sử dụng đồ dùng, vật thật trong các hoạt động luyện tập và phát triển giác quan cho trẻ.

    Đối với giáo viên mầm non: Cần nắm vững chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi, khai thác sử dụng sáng tạo các đồ dùng, thiết bị, phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, luyện tập và phát triển giác quan cho trẻ ở gia đình.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...