Thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non t

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
     
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: V2011-06 (Đề tài cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Nga
    Các thành viên tham gia: Vũ Thị Ngọc Minh
    Hoàng Thị Thu Hương
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 09 năm 2011 / tháng 09 năm 2012
     
    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non (GDMN) nhằm hình thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai.

    Sự phát triển của trẻ về trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ.

    Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi rất lớn. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh.

    Tổ chức hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

    Thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học (KPKH), giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoa học, tích cực hoạt động nhận thức.

    Trong thực tế, chương trình giáo dục mần non mới đang được triển khai đại trà trên toàn quốc, việc tổ chức chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được triển khai tại các trường mần non như thế nào là vấn đề cần được quan tâm và làm rõ.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu thực trạng tổ chức chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phù hợp với chương trình giáo dục mầm non.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Một số khái niệm cơ bản; đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi; vai trò của việc tổ chức hoạt động KPKH đối với sự phát triển của trẻ MG 5-6 tuổi; Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 5-6 tuổi trong chương trình GDMN.

    Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

    Đề xuất một số biện pháp tổ chức chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

    Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu thực trạng tổ chức chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên hoạt động học; Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tại 2 trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội; Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất tại một trường mần non.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu lí luận; 2/ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; 3/ phương pháp chuyên gia; 4/ Phương pháp thống kê toán học.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần

    Phần 1. Kết quả nghiên cứu lý luận
    1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài.
    1.2. Đặc điểm phát triển tâm lí, nhận thức của của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
    1.3. Vai trò của việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
    1.4. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong chương trình giáo dục mần non

    Phần 2. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội
    2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát
    2.2. Kết quả khảo sát

    Phần 3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và tiến hành thử nghiệm
    3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
    3.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
    3.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp
    3.4. Thử nghiệm biện pháp đã đề xuất
    3.5. Kết quả thực nghiệm

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã hệ thống những khái niệm có liên quan tới hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo, làm rõ đặc điểm phát triển tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chỉ rõ vai trò của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đồng thời chỉ ra nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình GDMN.

    Đề tài đã khảo sát nhận thức của giáo viên về: vai trò của hoạt động khám phá khoa học; vai trò của việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của GV: nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức, đồ dung dạy học. Đối với trẻ, quan sát: thái độ, kĩ năng của trẻ khi tham gia hoạt động KPKH.

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã chỉ ra thực trạng tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 5-6 tuổi, từ đó đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 5-6 tuổi. Sáu biện pháp này là: 1/ Lập kế hoạch hoạt động KPKH; 2/ Xây dựng môi trường hoạt động có tính mở, kích thích trẻ tìm tòi khám phá; 3/ Sử dụng trò chơi trong tổ chức hoạt động KPKH; 4/ Sử dụng tình huống có vấn đề phù hợp, kích thích trẻ tham gia tích cực vào hoạt động KPKH; 5/ Cho trẻ làm thí nghiệm đơn giản, phù hợp; 6/ Trò chuyện gợi mở, kích thích trẻ đưa ra ý kiến trong quá trình tham gia hoạt động KPKH.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phù hợp sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của trẻ. Hiện nay, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học đã và đang được quan tâm trong các trường mầm non, tuy nhiên giáo viên còn ôm đồm nhiều nội dung khám phá trong một hình thức, nặng về cung cấp kiến thức hơn là tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động tìm tòi khám phá và chưa thực sự chú trọng tới việc hình thành các kĩ năng nhận thức cho trẻ. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất, nguyên vật liệu để tổ chức hoạt động KPKH còn chưa phù hợp

    Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng tại một số trường mầm non công lập và ngoài công lập, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp tổ chức hoạt động KPKH. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp được đề xuất bước đầu cho thấy: các biện pháp có tính khả thi và có hiệu quả trong thực tế.

    Khuyến nghị

    Bộ giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện để tiếp tục có những nghiên cứu về tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình GDMN; chỉ đạo việc biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non.

    Đối với cán bộ quản lý giáo dục mần non: 1/ Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên trong việc nắm bắt và tổ chức thực hiện chương trình GDMN mới; 2/ Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động KPKH nói riêng đạt hiệu quả; 3/ Đẩy mạnh chỉ đạo, tuyên truyền, vận động giáo viên mầm non tích cực phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động KPKH; 4/ Tổ chức giao lưu, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các lớp trong trường và giữa các trường trong địa bàn về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động KPKH.

    Đối với giáo viên mầm non: 1/ Tích cực chủ động nắm vững chương trình GDMN, cách tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, coi trong việc tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ; 2/ Khai thác, sử dụng sáng tạo các nguyên, vật liệu, đồ dùng, đồ chơi phù hợp để xây dựng môi trường hoạt động có tính mở, tổ chức cho trẻ khám phá một cách có hiệu quả; 3/ Linh hoạt sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được đề xuất, phù hợp với khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của trường lớp, địa phương; 4/ Phối hợp tốt với phụ huynh trong việc nâng cao các kĩ năng nhận thức cho trẻ.

    Từ khóa: 1/ Khám phá khoa học; 2/ Giáo dục mầm non; 3/ Mẫu giáo.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
  2. ngothihuong23061989

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Xu:
    0Xu
    co oi. em muon xin cai file nay day du dem lam tai lieu hoc tap thi lam the nao a
     
Đang tải...