Chuyên Đề Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty dược liệu trung ương i

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty dược liệu trung ương i

    MỤC LỤC


    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 1

    I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 1

    II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 6

    III. ĐẶC ĐIỂM QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM. 8

    IV. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 11

    PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 14

    I. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 14

    II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 16

    1. Tổ chức hạch toán yếu tố vật tư 18

    2. Tổ chức hạch toán tài sản cố định 22

    3. Tổ chức hạch toán kế toán lao động và tiền lương 23

    4. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và thành phẩm, hàng hoá 24

    5. Tổ chức hạch toán thanh toán 28

    6. Tổ chức hạch toán tiêu thụ 30

    7. Tổ chức hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng 32

    PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 34

    I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 34

    II. NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ 37

    III. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 39


    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I


    I- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I

    Công ty Dược Liệu TWI là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ y tế. Công ty đã có một quá trình hình thành và phát triển trên 30 năm với nhiều biến động lớn. Mặt hàng kinh doanh hầu hết các mặt hàng thuốc chữa bệnh. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động thương mại còn hoạt động sản xuất chỉ là phụ.

    Tiền thân Công ty Dược liệu TW I là công ty dược liệu cấp I theo quyết định thành lập số 170 ngày 01 tháng 4 năm 1971(QĐ170/BYT) của bộ y tế. Từ đó Công ty dược liệu cấp I là đơn vị kinh doanh bán bán buôn, có nhiệm vụ là kinh doanh các loại các loại thuốc bắc, thuốc nam, cao đơn hoàn tán, giống dược liệu và nuôi trông dược liệu.

    Sau nhiều năm thực hiện đường lối kinh tế kế hoạch, bao cấp, nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ khó khăn. Nhiều nghành rơi vào tình trạng khủng hoảng trong đó công ty Dược liệu Trung ương I cũng không nằm ngoài vòng khó khắn đó. Nguy cơ về sự bế tắc trong sản xuất kinh doanh hữu hiệu đối với công ty. Bước sang thời kỳ đổi mới, công ty lại gặp thêm khó khăn khác. Sản phẩm khó tiêu thụ, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, công ty đứng trên bờ vực phá sản, nếu chỉ giữ nguyên mô hình kinh doanh cũ. Những năm đầu thập niên 1990 là thời kì, công ty rơi vào tình trạng cực kì khó khăn.

    Đầu năm 1993, theo quyết định số 404/BYT-QĐ ngày22-4-1993 của Bộ y tế, công ty là một doanh nghiệp Nhà nước(có tư cách pháp nhân), là đơn vị thành viên của Tổng công ty dược Việt Nam, với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, thành phẩm đông nam dược, dụng cụ y tế, hương phụ liệu, mỹ phẩm. Và từ năm1993 đến nay, công ty đã lấy tên giao dịch đối ngoại là centre medican phant company No-1 viết tắt là MEDIPLANTEX trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt nam (tên giao dịch là VINAFA)-Bộ y tế. Công ty có trụ sở chính tại 358 đường giải phóng.

    Từ một đơn vị hoạt động theo cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế kinh doanh tự hạch toán nên công ty đã hết sức lúng túng trên con đường phát triển của mình. Việc kinh doanh theo phương pháp cũ không còn phù hợp. Cả thị trường dược chao đảo, khó khăn hơn cả là thị trường dược liệu trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thuốc nội và thuốc ngoại. Thêm vào đó, vốn hoạt động của công ty cạn kiệt, hầu như hoàn toàn phải vay vốn ngân hàng. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu không thể sử dụng được. Bộ máy biên chế kồng kềnh, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ, công nhân viên trong công ty rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, một đòi hỏi cấp bách phải tìm ra hướng đi mới cho công ty để thoát khỏi tình trạng khó khăn. Hàng trăm CBCNVC có đời sống bấp bênh, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Đứng trước thức tế đó, ban lãnh đạo công ty bằng sự đoàn kết nhất trí, nhanh chóng tìm ra những giải pháp để đưa công ty vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển, nhiều giải pháp mới được đề ra. Được sự quan tâm của Bộ y tế, Tổng công ty dược Việt nam, cùng các nghành các nghành, các cấp, tạo điều kiện cho công ty tiếp tục phát triển. Công ty đã cải tạo bộ máy gọn nhẹ và thay đổi cơ cấu cán bộ từ chỗ phần nhiều là lao động giản đơn, đã được tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao. Đã tổ chức cho cán bộ luân phiên đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Bổ sung thêm cán bộ trẻ có năng lực. Do đó, đội ngũ đã nhanh chóng đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của công ty. Đi đôi với việc làm trên, công ty đã đầu tư cho việc nâng cấp nhà xưởng kho tàng và các cơ sở kiểm tra chất lượng với các thiết bị hiện đại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...