Thực trạng tổ chức đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng khối ngành kinh tế trê

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: V2010 -21 (Đề tài cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: CN. Vũ Thị Minh Phương
    Các thành viên tham gia: ThS. Đào Thanh Hải
    ThS. Nguyễn Xuân Bảo
    ThS. Nguyễn Thị Hảo
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 07 năm 2010 / tháng 11 năm 2011

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Liên thông trong đào tạo đang là một nhu cầu thực tế và cũng là chủ trương lớn của ngành GD-ĐT. Đào tạo liên thông được thực hiện từ năm 2002 theo Quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT (Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), và hiện được thực hiện theo Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Đây là quá trình đào tạo cho phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác, do đó nó tạo nhiều thuận lợi cho người học muốn nâng cao trình độ. Các nhà quản lý giáo dục đang muốn phân luồng cho học sinh THCS và TPT để đào tạo tốt nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội, do vậy đào tạo liên thông cũng là một cánh cửa giải quyết tốt cho việc phân luồng này. Tuy nhu cầu của người học là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng của hình thức liên thông lại có hạn. Các hoạt động đào tạo liên thông chủ yếu chỉ diễn ra bên trong từng cơ sở đào tạo chưa có quy mô rộng. Hiện nay một số truờng đang tận dụng ưu điểm của ĐTLT để chiêu sinh vào TCCN và CĐ nhưng bản thân các trường này cũng không dám khẳng định là học sinh của họ sau khi tốt nghiệp sẽ liên thông ở đâu, trường đại học nào sẽ chấp nhận. Một số ngành kỹ thuật như cơ khí, điện, ô tô, cắt may, còn có nhiều trường đại học để liên thông, một số ngành nghề khác thuộc nhóm ngành khoa học xã hội rất ít trường chấp nhân liên thông. Do vậy việc nghiên cứu và xác định được thực trạng liên thông từ TCCN lên Cao đẳng như là việc mô tả bức tranh chung của đào tạo liên thông sẽ giúp nhà quản lý giáo dục có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này và từ đó sẽ đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho đào tạo liên thông.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Xác định được thực trạng tổ chức đào tạo liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng khối ngành kinh tế.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Cơ sở lý luận về đào tạo liên thông: 1/ Hệ thống khái niệm; 2/ Vai trò, ý nghĩa của đào tạo liên thông; 3/ Đặc điểm của đào tạo liên thông; 4/ Kinh nghiệm nước ngoài về đào tạo liên thông.

    Thực trạng tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà nội: 1/ Tuyển sinh; 2/ Chương trình đào tạo; 3/ Tổ chức dạy học; 4/ Đánh giá, cấp văn bằng.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Trên địa bàn thành phố Hà Nội

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng pháp pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận; 2/ Phương pháp chuyên gia; 3/ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; 4/ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 2 phần

    Phần 1. Một số vấn đề lí luận của đề tài
    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Vai trò, ý nghĩa của đào tạo liên thông.
    1.3. Điều kiện của đào tạo liên thông
    1.4. Kinh nghiệm nước ngoài về đào tạo liên thông

    Phần 2. Thực trạng tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên cao đẳng khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội

    2.1.Tổng quan tình hình tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng thời gian qua
    2.2.Thực trạng tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng khối ngành kinh tế trên địa bàn TP Hà Nội
    2.3. Đánh giá việc tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã làm rõ các khái niệm, thuật ngữ: Liên thông, tổ chức đào tạo liên thông, TCCN, Cao đẳng, . Đề tài tổng hợp kinh nghiệm của nước ngoài về đào tạo liên thông, chuyển đổi tín chỉ.

    Đề tài tổ chức khảo sát thực tế về tổ chức đào tạo liên thông tại 3 trường có tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ kết quả đó, đề tài đề xuất những khuyến nghị để nâng cao chất lượng tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng khối ngành kinh tế.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Về lí luận: Đề tài đã làm rõ các khái niệm (liên thông, tổ chức đào tạo liên thông, TCCN, cao đẳng ) cũng như đặc điểm, ý nghĩa vai trò của đào tạo liên thông và kinh nghiệm đào tạo liên thông của nước ngoài. Mối quan hệ và sự công nhận giữa các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xây dựng bộ phiếu hỏi khảo sát, và quy trình khảo sát thực trạng.

    Về mặt thực tiễn: Đề tài đã nêu nên được thực trạng về tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng khối ngành kinh tế cũng như những tồn tại, bất cập trong công tác liên thông, mất cân đối ngành nghề đăng kí học liên thông, chất lượng đào tạo liên thông và sự đồng thuận của xã hội.

    Khuyến nghị

    Đối với Bộ giáo dục đào tạo: 1/ Xây dựng hệ thống chương trình đào tạo chính xác, kịp thời, phù hợp với thực tế đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương và xã hội; 2/ Ban hành các quy định về quản lý loại hình liên thông để tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục loại hình này; 3/ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện qui chế, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, (thông qua hoạt động kiểm định) và các hoạt động liên quan đến đào tạo liên thông (thời gian tuyển sinh, thi và công nhận tốt nghiệp ).

    Đối với trường cao đẳng: 1/ Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo theo chương trình khung Bộ Giáo dục đã ban hành. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp thiết bị, cơ sở vật chất giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo; 2/ Tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, tiến tới đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

    Đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp: Tăng cường mối quan hệ với các trường cao đẳng có cùng khối ngành để thuận tiện trong việc xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp, giúp cho quá trình công nhận bằng cấp và việc học liên thông của học sinh tham gia loại hình này được thuận tiện.

    Từ khóa: 1/ Đào tạo nghề; 2/ Trung cấp chuyên nghiệp; 3/ Đào tạo liên thông.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...