Luận Văn Thực trạng tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển & vốn đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng k

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển & vốn đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế ở VN


    Lời mở đầu

    Ngay từ khi xuất hiện loài người, con người đã phải bỏ ra thời gian, sức lực, trí tuệ để kiếm sống. Tuy nhiên, do dân số ngày càng phát triển và tài nguyên không phải là vô tận nên các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan hiếm. Bởi vậy, để có thể đạt được các kết quả mong muốn thì con người không những phải mất thời gian, trí lực, sức lực mà còn phải cần sử dụng các nguồn lực khác như vốn bằng tiền, máy móc, nguyên vật liệu Sự bỏ ra hay còn gọi là hi sinh các nguồn lực này được gọi là đầu tư .
    Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các cấp cơ sở khác nhau. Đầu tư phát triển là một hình thức đầu tư có ảnh hưởng tiếp tới tăng tiềm lực kinh tế nói chung và tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở nói riêng, nó là điều kiện chủ đạo để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
    Đối với các nước đang phát triển như nước ta, khi mà cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đảm bảo, nhu cầu cần vốn sản xuất của các ngành rất lớn thì đầu tư là điều kiện bắt buộc phải có trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt đầu tư càng cần thiết hơn trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
    Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay đầu tư bao gồm rất nhiều bộ phận: đầu tư trong nội địa, đầu tư từ nước ngoài. Trong đầu tư nội địa bao gồm: đầu tư từ NSNN, đầu tư từ vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân Còn đầu tư từ nước ngoài chủ yếu là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và một bộ phận từ nguồn vốn ODA.
    Tuy là một bộ phận của đầu tư , nhưng đầu tư phát triển từ NSNN lại có vai trò rất quan trọng không những tới tăng trưởng kinh tế mà còn là một yếu tố đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt các bộ phận khác của đầu tư hoạt động hiệu quả hơn, có tác dụng trực tiếp và gián tiếp tới chiến lược đầu tư phát triển, đến quy hoạch đầu tư theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ
    Trước tầm quan trọng của đầu tư và đặc biệt đầu tư phát triển từ NSNN, em xin được nghiên cứu, phân tích những tác động của đầu tư và cụ thể hơn là đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế quốc dân của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000. Với mục tiêu thông qua việc phân tích trên để thấy được tình hình sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư phát triển từ NSNN nói riêng của nước ta trong thời gian qua tác động như thế nào tới tăng trưởng kinh tế nước ta cũng như những tồn tại trong việc sử dụng vốn đầu tư từ đó cũng xin được có một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư .
    Đề tài được chia làm 3 phần chính:
    Phần 1: Cơ sở lý luận của đầu tư .
    Phần này đề cập một số khái niệm của đầu tư với mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu. đồng thời cũng đưa ra một số tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề cho việc phân tích nghiên cứu phần 2 & phần 3
    Phần 2: Thực trạng tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
    Phần này phân tích, đánh giá thực trạng quá trình sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN, hiệu quả của nó tới tăng trưởng kinh tế. Bộ số liệu sử dụng là các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn1990 đến 2000 .
    Phần 3: Phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư và vốn đầu tư từ NSNN tác động tới tăng trưởng kinh tế
    Phần này sử dụng các mô hình kinh tế lượng phân tích một số tác động của đầu tư cũng như đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế. Qua một số mô hình phân tích mang tính chất khái quát, không chuyên sâu về đầu tư và một số mô hình phân tích cụ thể hơn về mối quan hệ đầu tư phát triển từ NSNN và tăng trưởng kinh tế cung cấp những thông tin rõ nét hơn về đầu tư nói chung và đầu tư từ NSNN nói riêng tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế để từ đó có những đề xuất thích hợp


    Luận văn của em hoàn thành được là nhờ sự hướng dẫn trực tiếp tận tình của thầy Hoàng Đình Tuấn và sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của chú Võ Trí Thành, anh Hoàng Văn Thành cùng các cô chú trong Ban Nghiên cứu Vĩ Mô- Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung Ương - Bộ Kế hoạch và đầu tư . Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy và các cô chú. Nhân dịp này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo và bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình học tập những năm vừa qua.
    Tuy nhiên, do kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn non yếu, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, cùng với các hạn chế về mặt số liệu nên Luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sơ sài. Em mong được sự góp ý chỉ bảo để Luận văn của em hoàn thành tốt hơn.
    Hà nội tháng 5 năm2002

    Mục lục

    Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ 8

    I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 8
    1. Đầu tư và phân loại đầu tư 8
    a. Đầu tư 8
    b. Phân loại đầu tư 8
    2. Đầu tư phát triển của chính phủ từ NSNN 9
    II. NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ 10
    1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 10
    2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 14
    III. ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 15
    1.Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình thu nhập quốc dân 16
    2.Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất 18
    3. Đầu tư và mô hình nhân tử 20
    4. Quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn 20
    5. Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình AD – AS 21
    IV. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ TỪ NSNN ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 23
    1. Vai trò của đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển Nông thôn 23
    2. Vai trò của đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng 24
    3. Vai trò của vốn đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục, khoa học công nghệ. 25
    Phần 2
    QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990-2000 26
    I. KHÁI QUÁT CHUNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2000 26
    II. VỐN ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2000 28
    1. Quá trình sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1990-2000 28
    2. Hệ số ICOR và cơ cấu vốn đầu tư 35
    III. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990-2000 38
    1. Khái quát chung về vốn Nhà nước 39
    2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN giai đoạn 1990-2000 40

    Phần 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 43
    I. PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2000 43
    1.Mô hình thu nhập quốcdân 43
    2.Mô hình Harrod- Domar 49
    II. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUỐC DÂN 52
    1. Tác động của đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế quốc dân 52
    2.Tác động của đầu tư phát triển từ NSNN tơí một số ngành kinh tế 55
    2.1 Tác động tới lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp 55
    2.2 Tác động tới lĩnh vực công nghiệp 57
    2.3 Tác dụng tới lĩnh vực cơ sở hạ tầng 58
    2.4 Tác dụng tới lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ 58
    3. Tác dụng của đầu tư phát triển từ NSNN tới đầu tư tư nhân 59
    4. Tác dụng của đầu tư phát triển từ NSNN tới đầu tư trực tiếp nước ngoàI 63
    III. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN 65
    1. Một số nét cơ bản của chính sách tài khoá Việt Nam giai đoạn 1990-2000 65
    2. Ảnh hưởng từ thuế tới chi đầu tư phát triển từ NSNN 66
    3. Ảnh hưởng của GDP tới chi đầu tư phát triển từ NSNN 68
    4. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tới nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN 68
    IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NSNN 70
    1. Những tồn tại trong đầu tư phát triển từ NSNN 70
    a. Chính sách huy động vốn 71
    b. Sử dụng vốn đầu tư từ NSNN 71
    2. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN 72
    a. Kết cấu NSNN 72
    b. Chính sách và cơ cấu quản lý vốn đầu tư từ NSNN 74

    Kết luận 77
    Phụ lục mô hình 78
    Phần lục tài liệu tham khảo 104
     
Đang tải...