MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI I. GLTM, các hinh thức GLTM: 1. Gian lận thương mại:. 2. Sự cần thiết phải xác định một tội danh - tội GLTM: 3. Các hình thức GLTM: II. Mối quan hệ giữa buôn lậu và GLTM: III. Tác động của GLTM: 1. Tác động tới toàn bộ nền KTQD: . 2. Tác động tới trật tự an toàn xã hội: 3. Tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng:. 4. Tác động đến sự quản lý của Nhà nước CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM I. Tình hình GLTM ở Việt Nam: 1. Tình hình chung trong cả nước. 1.1. Tuyến biên giời Việt - Trung. 1.2. Tuyến biên giới Việt - Lào 1.3. Tuyến biên giới Tây nam 1.4. Trên tuyến đường Bộ 1.5. Trên tuyến đường Biển - Đảo 1.6. Trên tuyến đường hàng không 1.7. Tuyến đường Bưu điện 1.8. GLTM trong nội địa 1.9. Đối tượng tham gia vào hoạt động buôn lậu và GLTM 1.10. Nhận định chung 2. Thực trạng tại một số cửa khẩu và địa phương. Một số mặt hàng buôn lậu và GLTM phổ biến 2.1. Thực trạng tại một số cửa khẩu địa phương 2.2. Một số mặt hàng buôn lậu và GLTM phổ biến II. Nguyên nhân và thủ đoạn của bọn buôn lậu và GLTM 1. Thủ đoạn của bọn buôn lậu và GLTM 1.1. Những thủ đoạn qua đường chính ngạch 1.2. Những thủ đoạn theo đường không chính ngạch 2. Nguyên nhân của tệ nạn buôn lậu và GLTM 2.1. Nguyên nhân khách quan 2.2. Nguyên nhân chủ quan III. Chống GLTM - Kết quả và hạn chế 1. Kết quả đạt được 2. Hạn chế IV. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chống GLTM 1. Thuận lợi 2. Khó khăn CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM I. Quan điểm về chống GLTM 1. Quan điểm pháp chế XHCN 2. Quan điểm quần chúng 3. Quan điểm toàn diện và đồng bộ II. Một số giải pháp chống GLTM ở Việt Nam 1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 2. Về kinh tế 3. Cải cách thủ tục hành chính 4. Về tổ chức điều hành 5. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân 6. Tăng cường phối hợp giữa cán bộ ngành trong công tác chống buôn lậu và GLTM 7. xây dựng lực lượng chống buôn lậu và GLTM trong sạch 8. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống buôn lậu và GLTM 9. Kiểm tra sau thông quan 10. Đẩy mạnh sản xuất trong nước 11. Một số giải pháp cụ thể cần được thực hiện III. Kiến nghị 1. Kiến nghị về xã hội hoá công tác đấu tranh chống GLTM 2. Kiến nghị hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống GLTM KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Trích dẫn Nội dung kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh trong kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa các quốc gia phát triển một cách mạnh mẽ. Việt Nam là một đất nước phát triển đi lên từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém không đủ điều kiện cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Trước tình hình đó Nhà nước ta đã chuyển hướng phát triển kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế mở đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Việt Nam có thể nhập máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu . của nước ngoài kết hợp với các yếu tố năng lực sản xuất trong nước để phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên do sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém các sản phẩm sản xuất phần nhiều có chất lượng thấp, giá thành và chi phí cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm với hàng hoá của nước ngoài thấp do vậy để bảo vệ sản xuất trong nước Nhà nước phải đặt ra hàng rào Thuế quan. Mặt trái của chính sách này là làm cho tệ nạn buôn lậu và GLTM diễn ra một cách tràn lan ở hầu khắp các cửa khẩu, địa phương trong cả nước. Trước tình hình này ở nước ta đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng bỏng và phức tạp. ở đây trên tuyến đường nào cũng có hàng lậu, hàng giả, điều này gây ra những khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Do vậy mỗi chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này để không tiếp tay cho gian thương và phối hợp cùng với cơ quan chức năng thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM một cách có hiệu quả. Đối tượng nghiên cứu đề tài: Gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh và quá trình phát triển kinh tế. Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong lĩnh vực ngoại thương thông qua hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên em đã chọn đề tài: “Hiện trạng và giải pháp chống gian lận thương mại trong điều kiện hiện nay”. Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương: Chương I: “Tổng quan về gian lận thương mại” nêu lên một cách khái quát các khái niệm gian lận thương mại đồng thời nêu ra những tác động của buôn lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế của Việt Nam. Chương II: “Thực trạng tình hình gian lận thương mại ở Việt Nam” phản ánh những khó khăn, thuận lợi, những thành tựu đạt được và những hạn chế tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: “Một số giải pháp chống gian lận thương mại” đề cập đến công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của các cấp, bộ, ngành, cơ quan chức năng của Việt Nam.