Luận Văn Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án và một số giải pháp, kiến nghi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án và một số giải pháp, kiến nghi

    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
    Dưới quan điểm của các nhà kinh tế học, nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho việc thu hút các ngành đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá nước ta phát triển. Song dưới quan điểm của các nhà luật học thì chính nền sản xuất hàng hoá phát triển cao đã làm phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế phức tạp giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh với nhau. Trong những biểu hiện của nó là các tranh chấp kinh tế khi mà hai bên không thể thoả thuận được. Trong trường hợp đó, việc giải quyết tranh chấp này ở đâu? và được thực hiện bởi cơ quan nào? để cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đó yên tâm, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới mà Đảng, Nhà nước ta đã đặt ra là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
    Đáp ứng yêu cầu đó, Nhà nước ta đã thực hiện cuộc cải cách sâu sắc trong việc tổ chức các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế. Trong đó có việc thành lập Toà án kinh tế - một Toà chuyên trách trong Hệ thống Toà án nhân dân có chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế và giải quyết các yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1993 và có hiệu lực ngày 01/07/1994. Từ đó đến nay, phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế phổ biến nhất, quan trọng nhất là Toà án.
    Sau 7 năm thành lập và hoạt động, các Toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng cũng như về tổ chức các Toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân.
    Xuất phát từ yêu cầu khách quan đổi mới phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Toà án nhân dân, tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án và một số giải pháp, kiến nghị" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Đây là vấn đề có nội dung mới có thể thuộc nội dung nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau. Đề tài giới hạn nghiên cứu dưới góc độ pháp luật về thực trạng và giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam trên cơ sở pháp luật và thực hiện pháp luật từ tháng 07/1994 đến năm 2000.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài này được viết nhằm mục đích:
    + Làm sáng tỏ thực trạng pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án.
    + Việc nghiên cứu phải trên cơ sở số liệu của hệ thống Toà án nhân dân các cấp trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khi nghiên cứu vấn đề này, cơ sở phương pháp luận của chúng tôi là dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách đổi mới của Đảng.
    Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê so sánh, phân tích tư liệu, hồ sơ, số liệu thu thập được liên quan đến pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án ở Việt Nam.
    5. Kết cấu của khoá luận
    Trong phạm vi, giới hạn của khoá luận tốt nghiệp chúng tôi đề cập và giải quyết một số nội dung cơ bản của đề tài như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dụng của khoá luận này gồm có ba chương:
    Chương I: Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án ở Việt Nam
    Chương II: Thực trạng, tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân từ tháng 07/1994 đến năm 2000
    Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân.
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...