Luận Văn Thực trạng tình hình chăn nuôi và hoạt động giết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi luôn là hai ngành chủ yếu, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ nhau cùng thống nhất và cùng phát triển. Trong những năm vừa qua, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà ngành trồng trọt đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ chóng mặt ở khắp nơi trong cả nước như hiện nay đã làm cho đất đai (tư liệu đặc biệt và không thay thế của ngành trồng trọt) ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đó là việc phát triển trồng trọt ngày càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp chuyển hướng sang phát triển chăn nuôi là chủ yếu.

    Long Biên là quận mới được thành lập ngày 01/01/2004 theo nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ xong nơi đây cũng chỉ mới nổi lên được một vài trung tâm đô thị phát triển: Sài Đồng, Việt
    Hưng, Ngọc Lâm, Thượng Thanh với các cụm công nghiệp: Sài Đồng A, Sài Đồng B, Đài Tư, Hanel còn đại đa số các phường: Cự Khối, Bồ Đề, Giang Biên, Gia Thuỵ vẫn duy trì và phát triển nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, đặc biệt là phát triển chăn nuôi.

    Với diện tích lớn nhất so với các quận nội thành Hà Nội (S: 6038,24 hecta) gồm 14 phường với số dân là 185.661 người trong đó có tới 1644,2 hecta đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 27,2%. Mặc dù đã là một quận nội thành nhưng tỉ lệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệpvẫn khá cao (chiếm 37%). Do mật độ dân số cao, đất bình quân đầu người ngày càng giảm (do quá trình đô thị hoá, do ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên, công nhân đến học tập làm việc và sinh sống ) nên tình trạng chăn nuôi phân tán với đủ mọi loại hình (trang trại, gia trại, tận dụng ) xen lẫn với khu dân cư cộng với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm vẫn diễn ra một cách tự do, chưa có sự quản lý chặt chẽ. Đây là một điều rất đáng lo ngại cho sức khoẻ, đời sống cộng đồng, tình trạng ô nhiễm môi trường không những cho riêng gia chủ chăn nuôi, giết mổ mà còn ảnh hưởng tới cả khu dân cư xung quanh và mỹ quan đô thị.

    Nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nên Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Đồng thời lại là nơi đang dần tập trung nhiều các doanh nghiệp trung ương và địa phương về hoạt động (hiện đang có 1200 doanh nghiệp) nên dân cư tập trung rất đông đúc. Đứng trước thực tế nan giải như vậy, để đảm bảo một môi
    trường sống trong lành, một nguồn thực phẩm (đặc biệt là nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật) đảm bảo về chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của quận. Để tìm ra được giải pháp hợp lý và có chiến lược lâu dài trong định hướng phát triển chăn nuôi và công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quận Long Biên cho phù hợp với thời đaị, thiết nghĩ việc đầu tiên là phải nắm được chính xác tình hình chăn nuôi và công tác giết mổ thực tế đang diễn ra như thế nào chúng tôi tiến hành đề tài:“Thực trạng tình hình chăn nuôi và hoạt động giết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội”.

    1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

    + Khảo sát thực trạng tình hình chăn nuôi trên địa bàn quận và ảnh hưởng của nó tới môi trường sống dân cư.

    + Khảo sát hoạt động giết mổ diễn ra trên địa bàn quận để từ đó có cái nhìn cụ thể về khía cạnh ảnh hưởng tới môi trường như thế nào.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...