Luận Văn Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

    CHƯƠNG HAI:THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
    I.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG.
    1. Sự hình thành và phát triển
    Ngân hàng ngoại thương Việt Nam được thành lập vào năm 1963, với chức năng là ngân hàng phục vụ kinh tế đối ngoại duy nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ tổ chức tiền thân là Cục quản lý Ngoại hối của Ngân hàng quốc gia. Ngân hàng ngoại thương ra đời đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hoạt động ngân hàng của Việt Nam. Trong hơn 35 năm hoạt động, không ngừng phát triển và trưởng thành, Ngân hàng ngoại thương đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường - hướng mạnh về xuất khẩu - có sự quản lý của nhà nước và đinh hướng xã hội chủ nghĩa.
    Khi thành lập Ngân hàng ngoại thương chỉ có một cơ sở ở Hà Nội, ngày nay ngân hàng đã trở thành một hệ thống hoàn chỉnh gồm Ngân hàng ngoại thương Trung ương và 23 chi nhánh tại các tỉnh thành phố, duy trì mối quan hệ với hơn 1000 Ngân hàng khác tại 85 nước trên thế giới nhằm đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng khác, an toàn và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngoại thương.
    2. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng ngoại thương hiện nay
    Trong thời gian qua, ngân hàng đã triển khai mô hình tổ chức mới theo loại hình doanh nghiệp nhà nước đặc biệt, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng ngoại thương hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ, ngân hàng.
    Sơ đồ tổ chức ngân hàng ngoại thương Việt Nam






















    Cơ quan cao nhất của Ngân hàng ngoại thương là hội đồng quản trị mà đứng đầu là vị chủ tịch. Hội đồng quản trị là nơi đề ra các chiến lược kinh doanh chủ yếu cũng như các chế độ chính sách lớn của ngân hàng. Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Hội đồng. Tổng giám đốc trực thuộc Hội đồng quản trị thay mặt Hội đồng quản trị để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng. Ngoài ra theo cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ngoại thương còn có một hội đồng tín dụng giám sát hoạt động tín dụng của Tổng giám đốc ngăn ngừa những vi phạm chế độ tín dụng có thể xảy ra. Tại VCB Trung ương có 23 phòng ban có nhiệm vụ phối hợp với nhau để giúp cho Tổng giám đốc điều hành công việc kinh doanh.
    3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng ngoại thương
    Trong khuôn khổ của pháp luật, Ngân hàng ngoại thương có quyền thực hiện các nghiệp vụ:
    1.Huy động vốn
    ãNhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
    ãPhát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác.
    2.Tiếp nhận tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân khác cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
    3.Vay vốn ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng khác trong và ngoài nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
    4.Cho vay
    ãCho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
    ãChiết khấu các thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác trị giá bằng tiền.
    5.Thực hiện các nghiêp vụ cho thuê tài chính (kể cả nhập khẩu và tái xuất thiết bị cho thuê).
    6.Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước.
    7.Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại
    8.Đầu tư dưới hình thức mua cổ phần, hùn vốn, liên doanh, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính tín dụng khác.
    9.Thực hiện nghiệp vụ cầm cố bất động sản.
    10. kinh doanh vàng bạc, kim khí quí, đá quí (kể cả xuất nhập khẩu).
    11. Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
    12. kinh doanh chứng khoán và làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán cho khách hàng.
    13. Cất giữ bảo quản và quản lý các chứng khoán, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các tài sản quý cho khách hàng.
    14. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, đại lý ngân hàng quản lý tiền vốn và các dự án phát triển theo yêu cầu của khách hàng.
    15. Đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã được chuyển thành tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do Ngân hàng ngoại thương quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh; tự doanh hoặc liên doanh dầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ kinh doanh và được phép cho thuê phần năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật chưa sử dụng.
    16. Thực hiện dịch vụ bảo hiểm.
    17. kinh doanh những ngành nghề khác theo qui định của pháp luật khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
    18. Thực hiện các nghiệp vụ uỷ nhiệm khác của Nhà nước và ngân hàng nhà nước.

    4.Tình hình hoạt động của ngân hàng ngoại thương năm 2000
    4.1. Nguồn vốn
    Tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục. Đến cuối tháng 12 năm 2000 tổng nguồn vốn của ngân hàng ngoại thương đạt 66.618 tỷ quy VND, tăng 45,3% so với cuối năm 1999. Nếu ngoại trừ yếu tố tỷ giá thì tổng nguồn vốn tăng ở mức 41,7% vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 25%. Trong đó nguồn vốn ngoại tệ phát triển mạnh đạt 3.395 triệu USD (tương đương 49.229 tỷ VND), tăng 43,7%, chiếm tỷ trọng tới 74,9% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn tiền đồng đạt 17.389 tỷ đồng chiếm 25,1%. Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế (thị trường 1) của ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ cao so với toàn ngành và so với khối bốn ngân hàng thương mại quốc doanh, chiếm tương ứng khoảng 24,7% và 32,0% (năm 1999 khoảng 23,1% và 29,6%).
    4.2.Hoạt động tín dụng
    Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2000 đạt khá cao, tổng dư nợ cho vay đạt 15.634 tỷ quy VND, tăng 36,0%. Doanh số cho vay đạt 38.731 tỷ quy VND tăng 35,1%; doanh số thu nợ đạt 34.235 tỷ, tăng 23%. Thị phần tín dụng trong tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế của toàn ngành đạt 8,8% tăng hơn so với 8,3% của năm ngoái.
    4.3.Thanh toán quốc tế
    Thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2000 đạt 9.175 triệu USD, tăng 39,4% so với năm 1999, và chiếm thị phần 31,1% trong thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước - vượt chỉ tiêu so với kế hoặc đầu năm đề ra là giữ thị phần thanh toán 28%. Trong đó thanh toán xuất khẩu đạt 4.163 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 1999, đưa thị phần của ngân hàng ngoại thương trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng từ 28,3% năm 1999 lên 29,1% trong năm nay. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu qua ngân hàng ngoại thương trong năm là 5.012 triệu USD, tăng 51,1% so với năm 1999, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (30,8%), dẫn đến thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của ngân hàng ngoại thương tăng lên 33,0% từ 28,5% năm 1999.
    4.4.Thanh toán phi mậu dịch
    Trong năm 2000, doanh số thu chi phi mậu dịch qua ngân hàng ngoại thương đạt 2.480 triệu USD, giảm 5,5% so với năm trước. Doanh số thu đạt 1.798 triệu USD giảm 1,7% chủ yếu vì doanh số đổi tiền giảm 47,7%. Thu từ kiều hối đạt 271,5 triệu USD tăng 17,1%. Doanh số chi đạt 682 triệu USD, giảm 14,4%, chủ yếu là do giảm doanh số chi từ các tổ chức cơ quan và người nước ngoài tại Việt Nam, chi kiều hối và đổi tiền
    4.5.Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng
    Tổng số thẻ phát hành năm 2000 là 1372 thẻ, tăng 2% so với năm 1999, nâng tổng số thẻ phát hành từ trước đến nay lên 5.029 thẻ. Doanh số thanh toán thẻ năm 2000 đạt 71 triệu USD, bằng doanh số năm 1999. Hầu hết doanh số các loại thẻ đều tăng, riêng thẻ Amex bị giảm vì tổ chức thẻ Amex đã ký thêm hợp đồng thanh toán với ngân hàng khác nên thị phần của ngân hàng ngoại thương bị phân chia. Số phí dịch vụ thu được từ phát hành thẻ đạt 903.517 USD trong năm 2000 giảm 7% do ngân hàng ngoại thương có trủ trương thu hút khách hàng nên giảm tỷ lệ thu phí đối với các đơn vị chấp nhận thẻ.
    4.6.kinh doanh ngoại tệ.
    Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2000 của ngân hàng ngoại thương diễn ra trong tình hình khan hiếm ngoại tệ kéo dài. Tổng doanh số mua vào là 3684 triệu USD tăng 23% so với năm ngoái, trong khi đó tổng doanh số bán ra là 3721 triệu USD. Mặc dù có sự hỗ trợ của NHNN trong việc mua bán ngoại tệ phục vụ xuất nhập khẩu nhưng ngân hàng ngoại thương vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu.
    4.7.Hoạt động ngân quỹ




     
Đang tải...