Luận Văn Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương việt nam và những vấn đề đặt ra về chất

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG , DÀI HẠN

    CHƯƠNG HAI:
    THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN


    I.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
    1.Lịch sử hình thành và phát triển
    Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập vào năm 1963, với chức năng là ngân hàng phục vụ kinh tế đối ngoại duy nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ tổ chức tiền thân là Cục quản lý Ngoại hối của Ngân hàng quốc gia. Ngân hàng Ngoại thương ra đời đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hoạt động ngân hàng của Việt Nam. Trong hơn 35 năm hoạt động, không ngừng phát triển và trưởng thành, Ngân hàng Ngoại thương đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường - hướng mạnh về xuất khẩu - có sự quản lý của nhà nước và đinh hướng xã hội chủ nghĩa.
    Khi thành lập Ngân hàng Ngoại thương chỉ có một cơ sở ở Hà Nội, ngày nay ngân hàng đã trở thành một hệ thống hoàn chỉnh gồm Ngân hàng Ngoại thương Trung ương và 23 chi nhánh tại các tỉnh thành phố, duy trì mối quan hệ với hơn 1000 Ngân hàng khác tại 85 nước trên thế giới nhằm đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng khác, an toàn và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngoại thương.
    2. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng ngoại thương hiện nay
    Trong thời gian qua, ngân hàng đã triển khai mô hình tổ chức mới theo loại hình doanh nghiệp nhà nước đặc biệt, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng Ngoại thương hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ, ngân hàng

     
Đang tải...