Luận Văn Thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong cơ cấu kinh tế của nước ta thì Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và là một ngành luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu bằng sự Đầu tư về mọi mặt, đưa nền Nông nghiệp nước nhà Phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng. Vì thế, việc Xây dựngPhát triển Nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu nhằm nâng cao và ổn định đời sống của người nông đân , góp phần làm thay đôi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy ngày 5 tháng 8 năm 2008 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã ra Nghị quyết số 26 - NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đây là vấn đề “Tam Nông” được Đảng và Chính Phủ dành nhiều sự quan tâm, bởi Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong những nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Là kênh tín dụng lớn nhất trong các hệ thống các Ngân hàng trên toàn quốc, Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam đã ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Ngân hàng đã Xây dựng chương trình Đầu tư vốn Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm 70%/ Tổng dư nợ vào năm 2020.
    Được sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam, trong nhiều năm qua Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn tín dụng cho mục tiêu Phát triển kinh tế Xã hội của địa phương, giúp các hộ Nông nghiệp nông thôn trên địa bàn được tiếp cận vốn và dịch vụ của ngân hàng, chính điều này đã góp phần đưa kinh tế Nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân.
    Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng, em nhận thấy đây là một chương trình mang lại nhiều nhiều lợi ích xã hội, góp phần Phát triển kinh tế địa phương. Với mong muốn hiểu rõ hoạt động Đầu tư của Ngân hàng vào nông nghiệp, và được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các cán bộ nhân viên phòng tín dụng, em đã quyết định nghiên cứu : “Thực trạng tín dụng Phát triển Nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ”.

    2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tổng quan về NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
    - Thực trạng tín dụng Phát triển Nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Phát triển Nông nghiệp nông thôn và hạn chế nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu về thực trạng tín dụng Phát triển Nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
    4. Phạm vi nghiên cứu
    4.1. Phạm vi về không gian: Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
    4.2. Phạm vi về thời gian: Năm 2008 - 2010
    4.3. Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về việc thực hiện chương trình tín dụng Phát triển Nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu tại chi nhánh.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp chuyên gia
    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật Lịch sử
    - Phương pháp so sánh và phân tích
    - Phương pháp thống kê
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
    Chương 2: Thực trạng tín dụng Phát triển Nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Phát triển Nông nghiệp nông thôn và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Nguyễn Văn Ngọc, Lý thuyết chung về Thị trường tài chính, Ngân hàng và chính sách tiền tệ, NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2009.
    2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, năm 2007.
    3. TS. Trương Quang Thông, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, năm 2010.
    4. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, năm 2008.
    5. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2008, 2009, 2010.
    6. Ng
    7. www. baophutho.org.vn
    8. Báo cáo tổng kết hoạt động Kinh doanh và phương hướng nhiệm vụ của NHNo&PTNT trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
    9. Cẩm nang tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
    10. Báo cáo tín dụng Ngân hàng phục vụ Phát triển Nông nghiệp nông thôn trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
    11. Quyết định số 666/ QĐ-HĐQT-TDHo, Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam.


     
Đang tải...